Tin trong nước

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Đổ xô đi mua "vàng giá rẻ"

(Dân trí) - Việc giá vàng trong nước cao hơn thế giới 3 triệu đồng/lượng không làm người Hà Nội bận tâm bằng việc “mua được rẻ hơn hôm qua gần 1 triệu đồng/lượng”. Người dân Hà Nội lại đổ xô đi mua vàng miếng SJC để tích trữ, để đầu cơ…

vang-chieu-1512_713fe.jpg

Tranh thủ mua vàng khi giá giảm mạnh.

Có mặt tại cửa hàng vàng SJC trên phố Phan Đình Phùng (Hà Nội) chiều ngày 15/12, phóng viên Dân trí ghi nhận được một không khí mua bán vàng hết sức sôi động. Chiếm phần đông trong số hàng trăm người đến giao dịch tại đây là đi mua vàng để tích trữ.

Chị Nguyễn Thu Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Giá vàng đang giảm rất mạnh nên tôi tranh thủ đi mua vài lượng để cất trữ. Trước đó, khi vàng ở mức 45 triệu đồng/lượng, tôi cũng đã mua vào 3 cây”.

Tranh thủ sếp đi công tác, chị Ngô Thu Phương (Hai Bà Trưng, Hà Nội) “ăn cắp” giờ làm để chạy ra ngân hàng rút tiền mua vàng. “Tôi vừa rút 60 triệu tại Ngân hàng Agribank và lấy thêm tiền ở nhà để mua 2 cây vàng. Chẳng biết giá còn hạ nữa không nhưng thấy giá về đúng kỳ vọng nên tôi mua để đó. Nếu cuối năm vàng tăng cao thì bán kiếm lời, còn không ra tết bán, kiểu gì vàng cũng phải tăng”, chị Phương tự tin nói.

Tại gian hàng SJC trên phố Lê Ngọc Hân (Hà Nội), cảnh mua bán mấy phiên gần đây cũng sôi động khác hẳn tuần trước. Chị Bảo Ngọc (Hà Đông, Hà Nội) cho biết: Vợ chồng tôi vừa mua 8 cây vàng ở mức giá 44,08 triệu đồng/lượng. Hôm nay vàng giảm nên tôi tranh thủ mua thêm vài cây để ra tết bán kiếm lời”.

Theo thống kê từ Công ty CP SJC Hà Nội, tổng lượng giao dịch toàn hệ thống tính đến gần cuối ngày giao dịch 15/12 đạt 5.800 lượng vàng, tăng gấp đôi về số lượng so với ngày 14/12. Thời điểm khách hàng đến mua đông nhất là vào khoảng 14h trong ngày, khi giá vàng SJC có xu hướng tăng nhẹ so với phiên sáng.

Việc giá vàng Bảo Tín Minh Châu thấp hơn vàng SJC tới 1 triệu đồng/lượng cũng hấp dẫn người dân lướt sóng. Không công bố số lượng giao dịch trong ngày, nhưng đại diện Công ty Bảo Tín Minh Châu cho hay: “Cửa hàng đón một lượng khách khá lớn. Đây quả là một ngày bán vàng “đắt như tôm tươi” của chúng tôi”.

Sau khi giảm khoảng 1 triệu đồng/lượng trong phiên giao dịch buổi sáng, giá vàng miếng trong nước đã đảo chiều và tăng đáng kể trong phiên chiều.

Chốt phiên ngày 15/12, giá vàng SJC được doanh nghiệp kinh doanh vàng niêm yết ở mức 43,35 triệu đồng/lượng (mua vào) - 43,65 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 200.000 đồng/lượng và 100.000 đồng/lượng mỗi chiều; còn so với lúc đầu giờ chiều tăng 300.000 đồng/lượng. Còn vàng miếng Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 42,3 triệu đồng/lượng - 42,65 triệu đồng/lượng, tăng 250.000 đồng và 100.000 đồng/lượng so với lúc mở cửa phiên sáng; cao hơn đầu giờ chiều cùng ngày tới 400.000 đồng và 300.000 đồng/lượng.

Với mức giá trên, vàng trong nước vẫn cao hơn thế giới trên 3 triệu đồng/lượng. Với khoảng cách chênh lệch lớn này, giá vàng trong nước vẫn còn có cơ hội giảm tiếp.

An Hạ
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tịch thu 500.000 USD và hơn 10 tỉ đồng giao dịch trái phép




Ngoài ra, còn xử phạt cả hai bên mua và bán trái phép ngoại tệ tổng cộng 150 triệu đồng về hành vi này.

Theo nguồn tin từ cục, ngày 28-11, qua công tác nghiệp vụ, C46B phát hiện ông Vũ Quốc Đạt (phó giám đốc Công ty TNHH vận tải, thương mại, dịch vụ Minh Phúc - gọi tắt là Công ty Minh Phúc - Q.Phú Nhuận, TP.HCM) đang giao dịch trái phép với Huỳnh Thanh Nhất Hiếu và Phan Anh Huệ (nhân viên chi nhánh Công ty TNHH vàng Kim Mai, Q.1, TP.HCM) tại phòng giao dịch Phan Xích Long - Ngân hàng Eximbank (đường Phan Xích Long, Q.Phú Nhuận). Tại thời điểm kiểm ra, lực lượng chức năng thu giữ 500.000 USD và hơn 10 tỉ đồng.

Theo lời khai ban đầu của những người có liên quan, số tiền 500.000 USD được giám đốc Công ty Minh Phúc giao cho ông Đạt đưa tới phòng giao dịch để bán bằng cách: ông Đạt sẽ giao USD để hai ông Hiếu, Huệ gửi vào tài khoản của chi nhánh Công ty TNHH vàng Kim Mai. Ngược lại, hai ông Huệ và Hiếu sẽ chuyển cho ông Đạt số tiền quy đổi từ 500.000 USD với giá 21.260 đồng để ông Đạt nộp vào tài khoản Công ty Minh Phúc. Việc giao dịch hoàn tất, hai bên đã giao nhận tiền đồng, USD xong xuôi, hoàn tất tờ khai nộp tiền thì bị phát hiện.

Tại cơ quan điều tra, giám đốc Công ty Minh Phúc thừa nhận có giao cho ông Đạt 500.000 USD để bán cho phòng giao dịch Phan Xích Long - Ngân hàng Eximbank, nộp toàn bộ số tiền bán được vào tài khoản chứ không có việc chỉ đạo bán ngoại tệ cho chi nhánh Công ty TNHH vàng Kim Mai như ông Đạt khai. Đồng thời giám đốc Công ty Minh Phúc đề nghị được nhận lại số tiền đang bị thu giữ.

Lúc này ông Đạt cũng khai lại nội dung vụ việc giống như giám đốc Công ty Minh Phúc khai, không phải giám đốc chỉ đạo bán cho chi nhánh Công ty TNHH vàng Kim Mai. Việc ông Đạt bán USD như vậy là chủ ý cá nhân nhằm hưởng chênh lệch tỉ giá. Phía chi nhánh Công ty TNHH vàng Kim Mai cho rằng số tiền đồng mà ông Huệ và ông Hiếu dùng mua ngoại tệ của ông Đạt không phải tiền của chi nhánh Công ty TNHH vàng Kim Mai.

C46B xác định việc mua bán ngoại tệ trái phép đã hoàn thành nên ra quyết định tịch thu toàn bộ số tiền đã thu giữ sung công quỹ. Ngoài ra, còn xử phạt cả hai bên mua và bán tổng cộng 150 triệu đồng về hành vi này.

Theo Gia Minh
Tuổi Trẻ​
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
“Bắt” 25kg vàng lậu trên tàu từ Lào Cai về Hà Nội

Khám xét hàng hóa, hành lý ở toa số 12, chuyến tàu SP4 (Lào Cai – Hà Nội) ngày 21/12, lực lượng chức năng phát hiện 25,5 kg vàng nhập lậu do một đôi thanh niên nam nữ vận chuyển.

vang-mieng_138a1.png


Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với các đơn vị chuyên ngành: Công an thành phố Hà Nội, Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội, Trạm cảnh sát ga Hà Nội tổ chức khám xét, phát hiện số vàng không có hóa đơn chứng từ.

Tại toa 12 giường số 21, cơ quan chức năng phát hiện một đối tượng vận chuyển 18,5kg kim loại màu vàng, được cất trong áo gilê và tại giường số 22, phát hiện đối tượng vận chuyển 7kg kim loại vàng miếng, dạng miếng được cất giấu vào valy.

Hai đối tượng nêu trên cùng toàn bộ tang vật kim loại màu vàng nghi là vàng đã được đưa về Công an thành phố Hà Nội. Vụ việc đang được tiếp tục điều tra.

Trước đó, ngày 16/12, Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình, Cục Hải quan An Giang phối hợp cùng cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, Trạm cảnh sát giao thông đường bộ, Công An tỉnh An Giang đã kiểm tra xe ô tô chạy tuyến Châu Đốc, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả kiểm tra đã phát hiện 02 đối tượng mang 30 miếng kim loại màu vàng, tổng số tang vật là 15kg.

Thời gian qua, thị trường vàng trong nước biến động hết sức phức tạp, ảnh hưởng lớn đến chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ. Trong thời gian dài, giá vàng trong nước luôn cao hơn giá vàng nước ngoài do đó xuất hiện hoạt động buôn lậu vàng, cần được ngăn chặn kịp thời.
Theo Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
3 kịch bản “vỡ trận” chung cư

(vietstock) Chủ đầu tư bất động sản chấp nhận giảm giá và lỗ nặng, người có tiền quay lưng lại với nhà chung cư cao cấp và chuyển hướng sang phân khúc nhà giá rẻ là 3 kịch bản “vỡ trận” chung cư được các chuyên gia, nhà đầu tư và lãnh đạo một số doanh nghiệp dự đoán.

ImageView.aspx


Nhà giàu ngoảnh mặt
Trước đây, với mác “cao cấp”, chung cư VIP,…chung cư đã huyễn hoặc được nhiều vị khách có tiền về một môi trường sống hiện đại, sang trọng, đầy đủ tiện nghi và tiện ích.

Tuy nhiên, càng ngày những bất tiện tại các khu chung cư nói chung và cả các chung cư cao cấp nói riêng đã khiến khách hàng phải nhìn nhận lại quan niệm về chung cư.

Trước hết, những vụ tranh chấp xảy ra liên tục trong thời gian gần đây của người dân với chủ đầu tư cho thấy rất nhiều bất cập trong quy định về quản lý cũng như sở hữu về nhà chung cư.

Cụ thể, việc quy định không gian sở hữu chung và riêng vẫn chưa có một hành lang pháp lý chặt chẽ, dẫn đến rất nhiều các khu chung cư hiện nay không có các không gian sinh hoạt chung tối thiểu như nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, sân chơi, nhà để xe,…Nhiều vụ kiện tụng, tranh chấp kéo dài xung quanh vấn đề này đã xảy ra ở nhiều chung cư như: chung cư Nàng Hương (Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội), chung cư CT2 Mễ Trì Thượng (Hà Nội),…

Đặc biệt, việc các dịch vụ “chặt chém” quá mức phí quy định của thành phố Hà Nội cũng đã khiến người dân sống ở chung cư vô cùng bức xúc. Một trong những điểm nóng xảy ra vấn đề này lại chính là các chung cư được gắn mác “cao câp” như: Keangnam, Ciputra, The Manor,…

Nguy hiểm hơn, việc xảy ra hàng loạt các vụ hỏa hoạn tại nhà chung cư đã khiến cho không ít người phải hoảng sợ và đặt dấu hỏi về việc an toàn cháy nổ tại các nhà chung cư hiện nay. Chỉ riêng trong năm 2011, nhiều vụ cháy kinh hoàng đã xảy ra tại một số khu chung cư cao tầng của Việt Nam như: Cháy lớn tại tòa nhà 26 tầng 57 Láng Hạ - Hà Nội hồi đầu năm, cháy tòa nhà Toserco – Kim Mã – Hà Nội (7/2011), Cháy lớn ở tầng 7 tòa nhà Keangnam (8/2011), gần đây nhất là vụ cháy tại tòa nhà 33 tầng của EVN,…

Ngoài ra, những bất tiện của nhà chung cư như: sửa nhà phải xin phép các hộ gia đình xung quanh, vất rác phải đúng giờ và đúng nơi quy định, không được phép làm kinh tế như mở quán bán hàng, cho thuê làm cửa hàng….đã làm hạn chế sự tự do của của cư dân sống trong tòa nhà.

Chính vì những bất tiện trên, càng ngày người mua chung cư càng phải quan niệm đúng về nhà chung cư. Và vì thế, những gia đình có tiền, sẽ chuyển sang mua đất, xây nhà riêng, thay vì đầu tư vài tỷ đồng để mua nhà chung cư.

Xưa nay, với giá bán của các chung cư tại Hà Nội thường trên 30 triệu đồng/m2, đối với một số chung cư gắn mác “cao cấp”, giá thậm chí có thể trên 40 triệu đồng/m2, vốn thường được dành có những đối tượng có thu nhập cao và mua để đầu cơ là chính. Vì vậy, khi những đối tượng này ngoảnh mặt đi với nhà chung cư, cũng đồng nghĩa thị trường chung cư đã mất đi đối tượng khách hàng chính mà xưa nay hướng đến. Đây chính là kịch bản đầu tiên về “vỡ trận” chung cư được dự đoán.

Chủ đầu tư giảm giá và chấp nhận lỗ

Chính vì hướng đến đối tượng có tiền và đầu cơ, nên khi thị trường địa ốc trầm lắng và đối tượng khách hàng này không còn mặn mà với nhà chung cư, đã đẩy chủ đầu tư vào thế buộc phải giảm giá bán và chấp nhận lỗ.

Theo tính toán của những người trong ngành xây dựng, thì tính chung tất cả các chi phí xây dựng một m2 nhà chung cư dưới 20 tầng ở Hà Nội, giá thành không dưới 16 triệu đồng.

Trong khi đó, với những chung cư gắn mác “cao cấp” thì các chi phí xây dựng, sử dụng thiết bị, công nghệ, vật liệu xây dựng,…sẽ còn cao hơn nữa, tức là không dưới 20 triệu đồng/m2. Với mức giá này, khi thị trường đang đi xuống như hiện nay và khi chung cư hiện nguyên hình là loại nhà ở dành cho người thu nhập thấp thì vẫn là một con số xa vời với thực tế, người mua khó chấp nhận được.

Cách đây 3 – 5 năm, khi thị trường chung cư đang “sốt”, hầu hết các chủ đầu tư đều nhìn thấy đây là một phân khúc rất tiềm năng, vì dù đưa ra mức giá cao, nhưng người dân vẫn tranh nhau đặt chỗ.

Cũng chính vì vậy, nhiều chung cư đã hoàn thành hoặc đang làm dở dang vẫn được thực hiện theo tư duy trên 30 triệu đồng/m2. Hơn nữa, việc thổi giá lên quá cao đã được duy trì suốt một thời gian dài khi chủ đầu tư vẫn tự coi mình là “thượng đế” vì cầu lớn hơn cung và việc đầu cơ nhà chung cư rất phổ biến.

Vì thế, kịch bản “vỡ trận” sẽ xảy ra, nếu chủ đầu tư muốn bán được hàng, thì buộc phải giảm giá về giá trị thực và phù hợp với tình hình thị trường hiện nay. Tuy nhiên, việc giảm giá để người mua có thể chấp nhận được thì chủ đầu tư phải chấp nhận lỗ nặng, vì giá thị trường chấp nhận được ở thời điểm hiện nay chỉ khoảng 11 – 12 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, nếu không giảm giá, không bán được hàng, chủ đầu tư cũng khó có thể tất toán để trả nợ ngân hàng (hầu hết các dự án bất động sản trước đây đều thực hiện bằng các khoản vay ngân hàng) và cũng không có vốn để thực hiện tiếp dự án.

Chuyển hướng sang nhà giá rẻ

Đây được coi là hướng đi chiến lược để tồn tại trong thị trường hiện nay của nhiều doanh nghiệp bất động sản.
Như đã phân tích ở trên, khi chung cư được nhìn nhận lại và thị trường địa ốc đang trầm lắng như hiện nay, việc hướng đến đúng đối tượng của chung cư là người có thu nhập thấp lại là một thị trường đầy tiềm năng và có cầu lớn.

Có thể thấy, hàng loạt các tập đoàn, công ty lớn đều có xu hướng chuyển sang đầu tư cho nhà chung cư giá trung bình. Mới đây, Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị (HUD) chính thức mở bán nhà thu nhập thấp dự án chung cư An Bình tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) với mức giá đề xuất 300-600 triệu đồng/căn. Diện tích căn hộ 46 m2 đến 64 m2.
Trước đó, theo kế hoạch Công ty Cổ phần Vinaconex Xuân Mai (XMC) cũng đã phối hợp với đối tác Bình Dương để xây dựng tại Hà Nội căn hộ giá 150 triệu đồng/căn.

Hay trong số 10 dự án nhà ở sẽ đưa ra giới thiệu, Tập đoàn Novaland Group dự định sẽ phát triển 2 dự án căn hộ có giá trung bình tại quận 9, TP.HCM là dự án Lucky Dragon Residence và dự án Phú Hữu Residence với mức giá 14-15 triệu đồng/m2.

Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House - TDH) cũng có kế hoạch phát triển dự án căn hộ nhắm vào đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình và dưới trung bình với diện tích vừa phải, có giá 500-600 triệu đồng/căn.
Châu Anh
vtc

 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa trong 2012

Thứ năm, 22/12/2011 10:16

Theo Phó Thủ tướng, kinh tế thế giới trong năm 2012 dự báo vẫn trong xu hướng phục hồi chậm và bất ổn định, ảnh hưởng đến kinh tế trong nước.

a9bb5_tap-doan-nha-nuoc.jpg


Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, trong bài phát biểu tại hội nghị Chính phủ mở rộng tổ chức ngày hôm nay (22/12) nhấn mạnh rằng trong điều hành kinh tế năm 2012, sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa.

Những nội dung này sẽ được cụ thể hóa trong nghị quyết về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 của Chính phủ.

Cho đến thời điểm này, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của 2012 đã được xây dựng và đưa vào dự thảo nghị quyết, bao gồm GDP tăng khoảng 6-6,5%, chỉ số tăng giá tiêu dùng tăng dưới 10%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%, nhập siêu khoảng 11-12% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33,5% GDP.

Theo Phó thủ tướng, trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, bảo đảm chủ động, linh hoạt, kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá; trong đó chủ động điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 khoảng 15 - 17% và tổng phương tiện thanh toán khoảng 14 - 16%.

Đối với chính sách tài khóa, Chính phủ sẽ tăng cường quản lý thu, tiết kiệm chi, giảm bội chi ngân sách Nhà nước với mục tiêu giảm bội chi năm 2012 xuống dưới 4,8% GDP và giảm dần trong những năm tiếp theo.

Song song với việc thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa, Chính phủ cũng sẽ tăng cường công tác kiểm soát thị trường, giá cả, thực hiện đồng bộ các giải pháp khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu.

Phó thủ tướng tái khẳng định, 2012 là năm bản lề trong việc thực hiện chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế, với ba khâu đột phá quan trọng: tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu tài chính, ngân hàng, trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại; tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là các doanh nghiệp nhà nước.

Nguồn Vneconomy
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Thống đốc NHNN: Lãi suất ngân hàng sẽ hạ xuống quanh 10%/năm






Tiếp tục chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt và kéo lãi suất huy xuống quanh mức 10%/năm là mục tiêu chính mà Thống đốc NHNN đặt ra trong năm 2012.

Ngoài ra, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng khẳng định tiếp tục siết lại kỷ cương ngân hàng, quản lý thị trường vàng và tìm “đòn bẩy” cho thị trường chứng khoán vốn đìu hiu trong năm vừa qua.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời báo chí tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012 sáng 22/12:

Việc điều hành chính sách tiền tệ thực hiện như thế nào để đáp ứng được những mục tiêu của năm tới?

Điều hành kinh tế năm 2012 vẫn theo hướng ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu trọng tâm. Xuất phát từ tinh thần đó, điều hành chính sách tiền tệ của NHNN vẫn theo hướng chặt chẽ nhưng mức độ linh hoạt, chủ động được nâng cao lên để có thể đáp ứng mọi diễn biến trong năm 2012.

Chúng ta vẫn coi đây là 1 năm kinh tế thế giới cũng như trong nước sẽ có diễn biến hết sức phức tạp. Từ định hướng chung như vậy, chúng tôi thấy, về lĩnh vực tín dụng, như vừa rồi Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã nói - tăng trưởng tín dụng của VN là 12% trong năm 2011, năm 2012 chúng tôi quyết định đưa mức tăng trưởng tín dụng chung lên 15-17%.

Theo tính toán của chúng tôi ở mức như thế mới phù hợp với mức tăng trưởng 6-6,5% và mới có điều kiện đưa lạm phát về 1 con số trong 2012.

Năm 2011, tăng trưởng tín dụng chỉ 12%, ưu tiên cho các lĩnh vực sản xuất như nông nghiệp. Có những thời điểm tín dụng cho nông nghiệp tăng đến 30% nhưng trung bình, do tính chất thời vụ nên mức chung chỉ là 25%. Đặc biệt tín dụng ngân hàng vừa rồi dành cho lĩnh vực xuất khẩu rất lớn, trung bình ở mức 30-35% nhưng đến cuối năm nay mức tăng trưởng tập trung cho lĩnh vực này tới 58%. Các lĩnh vực khác, tốc độ có thể thấp hơn nhưng nhìn chung cho toàn bộ khối sản xuất là 15,7%.

Lĩnh vực phi sản xuất có cái giảm đáng kể, đều giảm trên 20%. Như vậy nền kinh tế của ta ưu tiên vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Từ những kết quả đó, dự kiến cũng có những chính sách tương tự nhưng ở mức độ linh hoạt hơn trong năm 2012.

Điểm mới cơ bản là bất động sản và các lĩnh vực phi sản xuất khác, chúng tôi có quy định tỷ lệ nhất định với các tổ chức tín dụng, khác nhau với từng tổ chức để phù hợp với điều kiện hoạt động cũng như tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng đó.

Năm nay chúng tôi có bỏ ra một số đối tượng đặc biệt liên quan đến bất động sản như xây nhà ở mà hoàn thành trong năm 2012, đặc biệt ưu tiên nhà ở xây dựng cho người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Đặc biệt, xây dựng ký túc xá cho sinh viên, nhà trọ cho công nhân các khu công nghiệp hoặc xây dựng lại khu định cư của các thành phố khi giải tỏa mặt bằng…Những đối tượng đó được loại ra khỏi nhóm phi sản xuất.

Đối tượng thứ 2 trong lĩnh vực này là đối tượng cho vay mua nhà để ở của người có thu nhập trung bình và thấp vì có cho vay được cái này mới giải phóng được hàng tồn kho trong thị trường bất động sản.

Hiện cũng có một số ý kiến nói rằng thị trường chứng khoán đang có bước đi xuống. Chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán để có cách cải thiện phần nào thị trường.

Vậy điều ông lo ngại nhất trong hoạt động điều hành NH năm 2012?

Điều lo ngại nhất chúng tôi cho rằng là làm thế nào để hạ mặt bằng lãi suất. Đây là điều thực sự còn rất nhiều trăn trở vì một mặt lãi suất dù có xuống nhưng lúc nào cũng vẫn ở thế rình rập. Và như Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã nói, lạm phát là chiều hướng chung của tất cả các nước trên thế giới, trong cả khu vực, không loại trừ Việt Nam.

Nguy cơ lạm phát vẫn rất hiện hữu trong khi chúng ta phải cố gắng làm sao để hạ lãi suất xuống. Cân đối được cái đó là bài toán rất khó đối với NHNN. Lúc nào là lúc có thể hạ, hạ ở mức độ bao nhiêu.

Điều hành chung, dù kinh tế vĩ mô vẫn chưa đầy đủ điều kiện để áp dụng mô hình “lạm phát mục tiêu” nhưng chúng tôi cũng lấy mục tiêu khống chế lạm phát dưới 10% làm căn cứ cho việc điều hành chính sách tiền tệ năm 2012. Nếu thực hiện được mục tiêu đặt ra, chúng tôi cho rằng lãi suất huy động cuối năm tới trong hệ thống ngân hàng cũng chỉ dao động trong khoảng 10%

Năm vừa qua, nhiều ý kiến lo ngại về kỷ cương trong hệ thống ngân hàng như chuyện lãi suất vượt trần 14%, tỷ giá niêm yết 1 đằng, giao dịch 1 nẻo. Thống đốc xử lý việc này thế nào?

Kỷ cương thị trường là vấn đề yếu trong hệ thống ngân hàng cũng như thị trường tiền tệ, ngoại hối của Việt Nam nói chung trong thời gian qua. Năm vừa rồi chúng tôi đã đi được 1 bước trong việc củng cố và trấn chỉnh kỷ cương này. Với kết quả ban đầu, những nỗ lực, khung pháp lý, có cái đã ban hành sẽ tạo điều kiện thuận lợi để làm cho việc kỷ cương thị trường trong năm tới sẽ tốt hơn.

Cũng có 1 yếu tố mà chúng tôi cho rằng từ kết quả, kinh nghiệm của năm 2011 chúng ta thấy, nếu làm cho tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng ko nóng nữa thì cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng bớt căng thẳng đi, từ đó sẽ bớt những hoạt động không lành mạnh, cũng sẽ góp phần điều tiết thị trường trong thời gian tới. Nhìn chung tất cả các kỷ cương kỷ luật sẽ được siết để đạt kết quả to lớn hơn trong năm tới. Chúng tôi cũng mong muốn 2012, riêng thị trường vàng sẽ có bước tiến hết sức cơ bản để làm sao ổn định được thị trường vàng và cũng bước đầu trong lộ trình 5 năm của chúng tôi về việc chống đô la hóa và hạn chế chi tiêu tiền mặt.

Với thị trường vàng, mình đã tiến hành bán vàng bình ổn và tiến tới thống nhất 1 thương hiệu vàng miếng do NHNN nắm giữ nhưng có vẻ như sau một thời gian có sự thu hẹp khoảng cách giá thế giới và trong nước, hiện giờ khoảng cách này lại tăng rất cao. Có thể có 1 phần tâm lý do thương hiệu SJC trong khi các ngân hàng cũng bỏ ra 1 lượng vàng rất lớn để bình ổn nhưng các biện pháp chưa tỏ ra hiệu quả trong thời gian vừa rồi?

Đúng thế. Chúng ta cũng thấy rằng ta có tiến bộ ban đầu để tạo ra 1 hình hài cho việc điều hành trong thời gian tới. Chúng tôi còn phải ban hành ít nhất 2 văn bản quy phạm pháp luật quan trọng là nghị định về việc sản xuất kinh doanh vàng. Mặc dù chúng ta đã đề ra trong năm vừa qua nhưng đến nay cũng vẫn chưa ban hành được.

Thời gian tới Chính phủ ban hành Nghị định này thì sẽ có thêm công cụ quan trọng để bình ổn thị trường vàng. Sau đó, NHNN sẽ xây dựng và ban hành quy chế về huy động vàng trong nền kinh tế. Chúng tôi cho rằng với 3 công cụ là Nghị định về việc sản xuất kinh doanh vàng, Nghị định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực này (nghị định 95 đã ban hành) cộng với Quy chế huy động vàng sẽ là điểm quan trọng góp phần bình ổn thị trường vàng. Còn vừa qua chúng ta mới thử nghiệm cơ chế này, dùng đúng lực lượng của thị trường để thử nghiệm nên ta thấy nó có kết quả vì đây là dùng lực lượng thị trường nên chưa thể đi vào nề nếp và cuộc sống như mong muốn.

Việc ngân hàng bán vàng bình ổn nhưng cơ chế tài khoản cũng chưa thực sự yên tâm?

Việc bán vàng ra, trong năm vừa rồi có diễn biến, giá vàng thế giới thời gian vừa qua rớt nhanh quá. Do vậy, những người dân đã mua vào trước đây không muốn bán ra vì lỗ. Vì vậy tâm lý ko bán vàng ra, những người chưa mua thì cũng mua vào nên làm cho cung cầu có sự bất ổn.

Trong khi đó vì 3 cơ chế đã nói ở trên dù đã thử nghiệm nhưng chưa đầy đủ mọi khả năng của nó nên lượng bán có thể bán ra cũng vẫn đang ở mức cầm chừng. Vậy nên khi có đầy đủ các 3 văn bản, đầy đủ môi trường pháp lý thuận lợi người ta sẽ tham gia thị trường mạnh mẽ hơn nữa dưới sự điều hành của NHNN.
Theo P.Thảo
Dân trí​
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tỷ giá liên ngân hàng bất ngờ tăng vọt lên 20.828 đồng/USD

(NDHMoney) Ngày 24/12, Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ giá liên ngân hàng lên 20.828 đồng/USD, cao nhất trong lịch sử.
image_gallery


Tỷ giá liên ngân hàng đến ngày 24/12. Nguồn: SBV, NDHMoney

Đang cập nhật...

Mức tăng 15 đồng/USD này được đưa ra sau khi Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên tỷ giá ở mức 20.813 đồng/USD trong 8 ngày liên tiếp trước đó.

Như vậy, kể từ ngày Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra cam kết “tăng tỷ giá không quá 1% đến cuối năm nay”, thì hiện tỷ giá đã tăng 200 đồng/USD, tương đương 0,97%.


Trước diễn biến tỷ giá liên ngân hàng tăng, giá USD tại ngân hàng thương mại cũng tăng thêm 15 đồng/USD. Cụ thể, sáng 24/12, giá USD được ACB yết mua vào 21.015 đồng và bán ra 21.036 đồng.

Hiện tỷ giá USD/VND liên ngân hàng và tỷ giá tại ngân hàng thương mại đang cao nhất trong lịch sử.

Hôm qua (23/12), giá USD "chợ đen" tại Hà Nội giao dịch ở mức 21.220 đồng (mua vào) và 21.250 đồng (bán ra).

Nguyễn Bình - NDHMoney
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Hà Nội cho chuyển mục đích dùng đất nông nghiệp

24/12/2011 | 08:58:00


avatar.aspx


Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 1/1/2012, thành phố Hà Nội cho phép các hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư (không thuộc đất công) sang đất ở trên địa bàn thành phố.

Theo Quyết định số 40/2011/QĐ-UBND vừa mới ban hành (thay thế Quyết đinh 121/2009/QĐ-UBND) thì chỉ áp dụng đối với đất vườn, ao liền kề với đất ở (trong cùng một thửa) và đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư. Không áp dụng đối với đất nông nghiệp do Ủy ban Nhân dân các xã, phường, thị trấn, các hợp tác xã, các tổ chức khác đang quản lý, sử dụng; đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích; quỹ đất 5%, 10% giao cho hộ gia đình, cá nhân làm kinh tế vườn.

Theo đó, căn cứ để quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất phụ thuộc vào quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân, có ý kiến của Ủy ban Nhân dân phường, xã xác nhận. Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất được duyệt thì căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất là các hộ gia đình, cá nhân đó phải thuộc đối tượng được xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất không vi phạm hành chính và bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai. Hộ gia đình, cá nhân xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải là người chấp hành đúng pháp luật đất đai ở địa phương, được Ủy ban Nhân dân xã, phường nơi có đất xác nhận và có văn bản cam kết cụ thể theo đúng quy định.

Thời hạn sử dụng đất sau khi được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất là đất ở lâu dài. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ủy quyền cho Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã quyết định phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất theo đề nghị của liên ngành./.


Minh Nghĩa (Vietnam+)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Vàng giảm 500 nghìn đồng/lượng, xuống thấp nhất 4,5 tháng

Thứ năm, 29/12/2011 09:23


Giá vàng thế giới mất gần 40 USD/oz kéo giá vàng trong nước giảm mạnh. Chênh lệch 2 giá vàng vẫn ở mức 2,2 triệu đồng/lượng.

b3897_vang122.jpg


Tại 9h00, vàng SJC tại TPHCM của công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn ở mức 41,85 - 42,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 500 nghìn đồng/lượng so với chiều qua.

Theo biểu đồ giá vàng SJC, đây là mức giá thấp nhất của thương hiệu vàng này trong 4,5 tháng (từ 8/8). Tính từ đầu tuần đến nay, giá vàng SJC đã mất 1,3 triệu đồng/lượng.

Tại Hà Nội, vàng SJC được công ty DOJI niêm yết tại 42 - 42,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 670 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và 620 nghìn đồng/lượng chiều bán ra so với chiều qua.

eebcc_a217.jpg


Biểu đồ giá vàng SJC từ 8/8 đến 9h ngày 29/12


Giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu hiện chỉ còn 41 - 41,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng trong nước giảm mạnh là do tác động của giá vàng thế giới. Hiện giá vàng giao ngay trên Kitco là 1.553,8 USD/oz, thấp hơn giá đóng cửa phiên trước đó gần 40 USD/oz.

Quy đổi theo giá USD tự do sáng nay và tính thêm phí, giá vàng thế giới khoảng 40 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 2,2 triệu đồng/lượng.

Nguồn DVT.vn
 

demsaoroi88

New member
15 Tháng bảy 2010
10
0
0
36
BaoViet Bank mở sản phẩm thấu chi tới 10 tỷ đồng

Đăng ngày: 26/2/12
Ngân hàng Bảo Việt (BaoViet Bank) vừa triển khai sản phẩm với cơ chế cho thấu chi tới 10 tỷ đồng trong thời hạn 12 tháng.

2012-02-26-BaoViet-Bank-m-sn-phm-thu-chi-ti-10-t-ng-0.jpg
Theo BaoViet Bank, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường xuyên gặp phải tình huống nhu cầu vốn vượt quá tài khoản hiện có như khi dòng vốn chưa về kịp trong khi đến kỳ hạn trả tiền thuế, trả lương cho nhân viên, thanh toán hóa đơn điện thoại hoặc thanh toán tiền mua nguyên vật liệu…, hoặc khi một cơ hội kinh doanh đến nằm ngoài dự tính. Nếu thực hiện các thủ tục vay vốn thông thường sẽ rất mất thời gian cho khách hàng, có thể khiến khách hàng bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.


Để giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề trên, ngân hàng này vừa cho ra đời sản phẩm thấu chi tài khoản thanh toán. Theo đó, khách hàng sẽ được thấu chi vượt quá số dư thực có trên tài khoản với hạn mức thấu chi lên tới 10 tỷ đồng, thời hạn thấu chi đến 12 tháng.


Với những khách hàng uy tín, BaoViet Bank có thể cấp hạn mức thấu chi cao mà không cần tài sản đảm bảo.


Hiện BaoViet Bank đang áp dụng chương trình ưu đãi, khách hàng sử dụng dịch vụ thấu chi tài khoản thanh toán sẽ được miễn phí đăng ký và phí thường niên 1 năm dịch vụ BaoViet i-Banking.


---------------------------------------
Xem thêm thông tin
Ngan hang
Lai suat
Ty gia

 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Công ty vàng lớn nhất Việt Nam thay sếp

NHẬT NAM
29/02/2012 17:48 (GMT+7)

00_a42f9.jpg


Quyết định bổ nhiệm ông Đỗ Công Chính được Phó chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Thị Hồng trao tại trụ sở SJC hôm 27/2 vừa qua, và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/3/2012.

Ông Đỗ Công Chính, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc thay ông Nguyễn Thành Long, nghỉ hưu theo chế độ.

Quyết định bổ nhiệm ông Đỗ Công Chính được Phó chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Thị Hồng trao tại trụ sở SJC hôm 27/2 vừa qua, và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/3/2012. Thời gian giữ chức vụ là 5 năm.

Tân Tổng giám đốc SJC sinh năm 1959, là người gắn bó với SJC từ những ngày đầu thành lập. “Sẽ cống hiến hết mình, quyết tâm giữ vững uy tín thương hiệu SJC, thương hiệu đầu ngành mà thị trường vàng đã công nhận” là lời hứa của ông Chính trong lễ nhận quyết định.

SJC thành lập năm 1988, là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND Tp.HCM, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó sản xuất, kinh doanh vàng và trang sức là ngành kinh doanh chính, bên cạnh đó là địa ốc, đầu tư tài chính và dịch vụ. Công ty có định hướng phát triển thành tập đoàn kinh tế đầu ngành của Việt Nam.

Hiện SJC có 6 công ty con, 19 công ty liên kết, 2 xưởng sản xuất vàng và nữ trang, 12 chi nhánh các tỉnh và 1 kho ngoại quan vàng. Mạng lưới kinh doanh phân phối gồm 160 cửa hàng bán lẻ, 22 đại lý chính thức. Ngoài ra, có trên 3.000 cửa hàng bán lẻ của khách hàng và hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần trên cả nước đang giao dịch và kinh doanh sản phẩm của SJC.

Chiếm hơn 90% thị phần vàng miếng của cả nước, hiện nay SJC dẫn đầu ngành kinh doanh vàng bạc đá quý tại Việt Nam. Năm 2011, doanh thu của SJC đạt hơn 111 nghìn tỷ VND (tương đương 5,28 tỉ USD).

Liên quan đến tương lai của SJC, tháng 11/2011, khi trả lời chất vấn tại Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết: “Sau một thời gian hoạt động, SJC hiện đã chiếm 90% thị phần. Đây là đơn vị thuộc UBND Tp.HCM. Chúng tôi đã bàn với UBND Tp.HCM và theo đó SJC sẽ trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, qua đó Nhà nước vẫn giữ được yêu cầu độc quyền trong quản lý và sản xuất vàng miếng, tiết giảm được chi phí trong sản xuất”.

Ông Bình nhấn mạnh thêm, qua đó, “nên hiểu nhãn vàng SJC là nhãn vàng của Ngân hàng Nhà nước, khi điều kiện cho phép chúng tôi sẽ chuyển đổi thương hiệu đó và in lên vàng miếng là SBV”. SBV hiện là tên viết tắt tiếng Anh của Ngân hàng Nhà nước.VnEconomy
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
EU cam kết cung cấp 1 tỉ USD vốn ODA cho Việt Nam

Thứ Tư, 29/02/2012 23:03
(NLĐ) - Ngày 29-2, tại buổi tham vấn chính trị cấp thứ trưởng Việt Nam - EU lần đầu tiên, Tổng Giám đốc điều hành Cơ quan Đối ngoại Liên hiệp châu Âu (EU) David O’Sullivan cho biết EU tin tưởng vào năng lực sử dụng vốn ODA một cách hiệu quả của Việt Nam với cam kết cung cấp kỷ lục 1 tỉ USD cho năm 2012.

Ông O’Sullivan tái khẳng định cam kết của EU tăng cường mối quan hệ đối tác mạnh mẽ và rộng lớn với Việt Nam trên cơ sở Hiệp định Đối tác và Hợp tác mới EU - Việt Nam (PCA), được ký tắt vào năm 2010 cũng như tăng cường đối thoại chính trị thường xuyên về các vấn đề toàn cầu và khu vực. Phía Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao cam kết của EU duy trì vốn ODA ở mức cao cho Việt Nam mặc dù phải đối phó với khủng hoảng nợ công. Việt Nam đề nghị EU sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường và tiếp tục trao Quy chế Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đầy đủ cho Việt Nam giai đoạn 2013 – 2015.

B.Diệp
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2012




Các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác không phải kê khai thuế GTGT.

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2012 liên quan đến người dân, doanh nghiệp như trợ cấp đối với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế;hỗ trợ kinh phí cho UBND cấp xã tổ chức bảo vệ rừng tại cơ sở;một số trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng; mức thu phí công chứng mới...

Trợ cấp đối với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế

Thông tư liên tịchhướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc có 5 đối tượng được áp dụng chế độ trợ cấp.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2012.

Bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đất dành cho đường sắt

Theo Nghị định 03/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt, công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt khi nâng cấp, cải tạo từ đường sắt đang khai thác hoặc xây dựng mới từ sau ngày Luật Đường sắt có hiệu lực ngày 1/1/2006 được quy định như sau:

- Trường hợp đủ kinh phí thì tiến hành ngay công tác bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất để xây dựng công trình đường sắt, đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt và pháp luật về đất đai.

- Trường hợp chưa đủ kinh phí để thực hiện ngay công tác giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt thì thực hiện theo3 bước:

Bước 1: Tiến hành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt.

Bước 2: Tiến hành bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt nhưng nằm ngoài phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.

Bước 3: Tiến hành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định của Luật đường sắt.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 2/3/2012.

Miễn một số thuế xuất khẩu vật liệu xây dựng vào khu phi thuế quan

Theo quy định tại Thông tư 11/2012/TT-BTC, kể từ ngày 20/3/2012, hàng hoá là vật liệu xây dựng đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan để xây dựng,sửa chữa và bảo dưỡng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chung trong khu phi thuế quan được miễn thuế xuất khẩu.

Để được miễn thuế, doanh nghiệp cần phải làm hồ sơ, thủ tục đăng ký danh mục hàng hóa xuất khẩu miễn thuế và thực hiện hồ sơ hải quan, thủ tục miễn thuế.

Mức thu phí công chứng mới

Từ ngày 15/3/2012, mức thu phí công chứng sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BTC-BTP do Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp ban hành, thay thế Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008.

Thông tư 08 quy định 7 mức thu thay vì quy định theo 4 mức (dưới 100 triệu; từ 100 triệu - 1 tỷ; từ trên 1 tỷ - 5 tỷ và trên 5 tỷ) như tại Thông tư 91/2008/TTLT-BTC-BTP trước đây.

Hỗ trợ kinh phí cho UBND cấp xã tổ chức bảo vệ rừng tại cơ sở

Resize%20of%20trongrung.jpg


Ảnh minh họa


Theo Quyết định 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng, Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí cho ngân sách xã để bảo đảm chi thường xuyên cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Cụ thể,đối với diện tích rừng do UBND cấp xã trực tiếp quản lý sẽ được hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm để tổ chức quản lý bảo vệ rừng.


Bên cạnh đó, hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động chống chặt phá rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong đó, chi bồi dưỡng cho những người tham gia chữa cháy rừng với mức chi bằng ngày công lao động nghề rừng cao nhất ở địa phương. Chi hỗ trợ cho người tham gia bảo vệ rừng, chữa cháy rừng bị tai nạn về thanh toán tiền khám, chữa bệnh theo chế độ hiện hành, hỗ trợ 100.000 đồng/ngày/người trong thời gian điều trị tại bệnh viện; được xét công nhận chế độ như thương binh; trường hợp bị chết được hỗ trợ tiền mai táng phí, được xét công nhận chế độ như liệt sỹ theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Những xã có rừng và có nguồn thu theo quy định được lập quỹ bảo vệ rừng cấp xã. Việc lập, quản lý và sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp xã thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/1/2008 của Chính phủ về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

Một số trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng

Theo Nghị định 121/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 123/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, kể từ ngày 1/3/2012, bổ sung quy định về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng gồm:

Thứ nhất, hàng hóa, dịch vụ do đối tượng nộp thuế tại Việt Nam cung cấp ở ngoài Việt Nam, trừ hoạt động vận tải quốc tế mà chặng vận chuyển quốc tế có điểm đi và đến ở nước ngoài.Trường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở nước ngoài nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa 2 doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì dịch vụ này phải chịu thuế giá trị gia tăng đối với phần giá trị hợp đồng thực hiện tại Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu.

Thứ hai, các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

Thứ ba, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam như: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư vàthương mại; môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.

Thứ tư, tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng thì không phải kê khai, tính thuế giá trị gia tăng khi bán tài sản, kể cả trường hợp bán tài sản đang sử dụng để đảm bảo tiền vay tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Ngoài 12 đối tượng không chịu thuế đã được quy định tại Nghị định123/2008/NĐ-CP, Nghị định 121/2011/NĐ-CP còn bổ sung đối tượng không chịu thuế gồm: Dịch vụ phục vụcông cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ.

Phòng Tư pháp cấp huyện chứng thực giấy tờ, văn bản song ngữ

Chính phủ đã ban hành Nghị định04/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kýcủa Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ.

Theo Nghị định mới, ngoài chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài thìphòng Tư pháp cấp huyện còn có thêm thẩm quyềnvà trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản song ngữ.

Bên cạnh đó,phòng Tư pháp cấp huyện cũng có thẩm quyền chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản song ngữ.

Ngoài ra Nghị định04/2012/NĐ-CP còn bổ sung quy định: Phòng Tư pháp cấp huyện có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.

Các quyđịnh mới trêncó hiệu lực thi hành từ ngày 5/3/2012.


Hỗ trợ về học tập đối với trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người
Theo Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTB&XH hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ về học tập đối với trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người,trẻ em 3 - 5 tuổi, học sinh, sinh viên 9 dân tộc rất ít người Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao có gia đình cư trú tại 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum đang học tập trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề công lập ở các tỉnh, thành phố của Việt Nam sẽ được hỗ trợ từ30% - 100%mức lương tối thiểu chung/người/tháng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/3/2012. Thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ về học tập cho các đối tượng quy định tại Thông tư này được tính từ ngày 1/9/2011 đến 31/12/2015.




Theo Hoàng Diên
Chinhphu.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Nợ 6.000 đồng, trả lãi hơn 75 triệu!

Ngân hàng NN&PTNT Hà Tĩnh vừa làm 20 hộ dân ở phường Đại Nài (TP. Hà Tĩnh) chết đứng khi đòi những khoản nợ chỉ 1000 đ cách đây hơn 15 năm.

t432926.jpg

Giấy đòi nợ Ngân hàng NN&PTNT Hà Tĩnh gửi bà Uông Thị Liên.

Ngày 16/2/2012, 20 hộ dân phường Đại Nài (TP. Hà Tĩnh) nhận được giấy đòi nợ quá hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Điều đáng ngạc nhiên là những khoản nợ gốc rất nhỏ nhưng lãi thì rất lớn.

Anh Nguyễn Huy Thủy (phường Đại Nài) nhận được thông báo: "Ngày 4/1/1997, ông có vay ngân hàng 7 triệu đồng. Dư nợ đến ngày 16/2/2012 là 1.000 đồng. Số tiền lãi quá hạn là 47,88 triệu đồng". Anh Thủy kể: Năm 1996, gia đình tôi cắm sổ đỏ miếng đất sat ngay quốc lộc 1A vay 40 triệu đồng ở Ngân hàng NN&PTNN TP Hà Tĩnh. Năm 1997 tôi có vay thêm 7 triệu đồng nữa. Đến năm 2002 tôi đã trả xong cả số tiền gốc và lãi. Trong "Sổ theo dõi cho vay, thu nợ" của gia đình anh ở mục "Số tiền vay - Trả nợ", ngân hàng ghi: Trả 46,999,000 đồng. Còn ở mục "Dư nợ" ghi: 1000 đồng. Từ năm 2002, sau khi gia đình anh Thủy trả xong nợ phía ngân hàng không hề có bất cứ thông báo gì về khoản vay này nữa nhưng ngày 16/2 vừa qua anh nhận được thông báo như trên.

Còn bà Uông Thị Liên (phường Đại Nài) nhận được giấy thông báo đòi nợ quá hạn có nội dung: Ngày 14/6/1995, bà có vay Ngân hàng NN&PNN Hà Tĩnh số tiền là 100 triệu đồng. Dư nợ đến ngày 16/2/2012 là 6.000 đồng. Số tiền trên đã quá hạn lâu ngày để thu hồi vốn cho Nhà nước Ngân hàng NN&PTNN TP. Hà Tĩnh - phòng Giao dịch số 4 yêu cầu bà mang số tiền gốc là 6.000 đồng và tiền lãi quá hạn là 75,67 triệu đồng đến tại số 504 đường Hà Huy Tập - TP. Hà Tĩnh để thanh toán trước ngày 26/2/2012.Đặc biệt, ở những dòng chữ cuối của tờ giấy đòi nợ quá hạn này được phòng Giao dịch số 4 cho in đậm và gạch chân với nội dung: "Nếu hết ngày nói trên mà bà không trả nợ thì ngân hàng Ngân hàng sẽ kết hợp với các cơ quan chức năng khác trên địa bàn thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ theo luật định. Mọi chi phí thu hồi nợ bà phải chịu" Bà Liên cho biết: Năm 1995, gia đình tôi có vay ngân hàng 100 triệu nhưng sau đó đã trả xong. Từ đó đến này đã hơn 10 năm trôi qua nhưng phía ngân hàng không hề có thông báo gì về số nợ đó nữa mà hồ sơ về khoản vay này tôi cũng không còn lưu giữ nên khi nhận được tờ giấy này gia đình tôi như bị chết đứng.

t432927.jpg

Bà Trịnh Thị Nguyệt - Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT Hà Tĩnh.

Bà Trịnh Thị Nguyệt - Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT TP. Hà Tĩnh cho biết: Sở dĩ ngân hàng phát giấy thông báo nợ quá hạn đối với một số hộ dân ở phường Đại Nài là bởi từ năm 1996 đến năm 1997 các hộ này có vay tiền ở Ngân hàng NN&PTNT TP Hà Tĩnh. Tuy nhiên, sau đó các hộ này gặp khó khăn nên rơi vào cảnh không có khả năng trả cả gốc và lãi. Sau một thời gian vượt qua khó khăn, từ năm 2001 đến 2006 các hộ này đã có khả năng trả được một phần nợ.Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ này, phía ngân hàng đã thu phần lớn nợ gốc (chỉ trừ lại một phần rất nhỏ từ 1000 đồng đến 6000 đồng) và một phần lãi rất ít, tùy theo hoàn cảnh từng gia đình. Khi thu được số tiền này ngân hàng đã trả lại tài sản mà họ đã thế chấp. Ngày 16/2/2012, ngân hàng gửi giấy thông báo đòi nợ là nhằm mục đích phối hợp với các hộ này tiếp tục thu hồi số nợ lãi còn tồn đọng trong nhiều năm qua".

Bà Nguyệt giải thích thêm: Trường hợp của bà Uông Thị Liên, năm 1997 có vay ngân hàng 100 triệu đến thời điểm trả nợ cuối cùng vào năm 2001 thì số nợ gốc của bà còn thiếu là 6000 đồng và lãi còn tồn đọng thiếu là 75,6 triệu đồng. Còn trường hợp của ông Nguyễn Huy Thủy, năm 1996 và 1997 có vay ngân hàng tổng cộng là 47 triệu đồng, đến thời điểm trả nợ cuối cùng vào năm 2002 thì số nợ gốc mà ông còn thiếu là 1000 đồng và lãi còn tồn đọng thiếu là 47 triệu đồng.

http://dantri.com.vn/c728/s728-57142...n-75-trieu.htm
Theo Minh Hưng
Infonet
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Vietcombank cảnh báo thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng





Thủ đoạn các đối tượng lừa đảo là thông báo cho khách hàng gửi tiền tại ngân hàng đã trúng thưởng tại ngân hàng và yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, mã thẻ điện thoại trả trước để được nhận phần thưởng.

Trong thời gian qua, trên thị trường đã xuất hiện tình trạng một số đối tượng giả danh cán bộ ngân hàng thông báo (qua điện thoại, email…) tới một số khách hàng nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền.

Thủ đoạn của các đối tượng này thường là thông báo cho khách hàng (người gửi tiền tại ngân hàng) đã trúng thưởng các giải thưởng có giá trị qua đợt quay số trúng thưởng của ngân hàng, đồng thời yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản và cung cấp một số mã thẻ điện thoại trả trước tương ứng với số tiền đối tượng này yêu cầu để làm thủ tục nhận thưởng.

Để hạn chế mắc phải tình trạng lừa đảo như trên, Vietcombank xin lưu ý đến Quý khách hàng khi nhận được những thông tin tương tự cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng (thông qua Trung tâm Dịch vụ khách hàng 24/7: 1900 54 54 13/ 043.824.3524/ 043.8245716) hoặc liên hệ với Chi nhánh/Phòng giao dịch nơi gần nhất để được xác nhận thông tin, phòng ngừa các trường hợp chiếm đoạt tiền của các đối tượng lừa đảo.

Thanh Hải


Theo TTVN/Vietcombank
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Từ ngày 13/3 áp dụng mức "trần" lãi suất mới 13%

12/03/2012 | 12:22:00


avatar.aspx


Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet).

Ngân hàng Nhà nước sáng 12/3 đã có thông báo điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành và lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND của tổ chức, các nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo thông báo, Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống 14%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 16%/năm xuống 15%, lãi suất tái chiết khấu từ 13%/năm xuống 12%/năm.

Giảm lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 6%/năm xuống 5%/năm.

Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng trở lên giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm.

Riêng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn 1 tháng trở lên giảm từ 14,5%/năm xuống 13,5%/năm

Các mức lãi suất mới chính thức áp dụng từ 13/3/2012.

Trước đó, tại buổi họp báo Chính phủ đầu tuần trước, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, đã có cơ sở để hạ mặt bằng lãi suất 1%./.

Minh Thúy (Vietnam+)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Thanh khoản ngân hàng nguy hiểm hơn lạm phát

Tác giả: Quốc Dũng
Bài đã được xuất bản.: 24/02/2012 06:00 GMT+7

(VEF.VN) - Theo chuyên gia kinh tế Trương Đình Tuyển, vấn đề đáng lo ngại nhất của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai gần không phải là lạm phát mà là khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Vì vậy, nếu muốn ổn định vĩ mô thời điểm này phải giải quyết được thanh khoản.
Lạm phát: không còn quá lo

Năm 2011, lạm phát của Việt Nam vượt mức 18%, cao thứ hai thế giới. Mức lạm phát cao đã làm lu mờ các tín hiệu trong tương lai của nền kinh tế, cũng như khiến nhiều doanh nghiệp phải từ bỏ ý định mở rộng sản xuất. Vì vậy, kiềm chế và hạ mức lạm phát xuống là một trong những mục tiêu hàng đầu của Việt Nam trong năm 2012.

Tuy nhiên, theo ông Trương Đình Tuyển, chuyên gia kinh tế, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, tuy đây là một vấn đề cần phải tính đến nhưng không nên quá lo lắng. Ông Tuyển cho biết, hiện tại do tác động của nền kinh tế dẫn đến hiện tượng giảm cầu, do đó nhu cầu trong nước cũng bị thu hẹp lại. Vì vậy lạm phát trong năm 2012 sẽ khó có chuyện nhảy vọt như trong năm 2011.

Một vấn đề nhiều người đang lo ngại hiện nay là những căng thẳng ở Iran có thể đẩy giá dầu tăng lên, gây lạm phát chi phí đẩy trong nước và tạo ra hiệu ứng "lan tỏa sóng". Nhưng ông Tuyển cũng cho rằng, Chính phủ không nên quá lo lắng về việc lạm phát sẽ tăng cao kể cả khi phải thả nổi thị trường.

"Chúng ta hãy nhìn thử Campuchia. Giá xăng họ để thả nổi theo giá thị trường, nhiều lúc cao hơn giá xăng của Việt Nam rất nhiều, thậm chí xảy ra tình trạng buôn lậu xăng nhưng mức độ lạm phát của họ vẫn thua xa chúng ta. Lào cũng vậy."


Thanh-khon-l-vn-nghim-trng-nht-ca-chnh-sch-tin-t-hin-nay_1329992450.jpg


Ông Trương Đình Tuyển (Ảnh: Quốc Dũng)

"Vì vậy, mục tiêu trong năm 2012 không phải là tập trung giảm lạm phát xuống thật thấp, mà chỉ cần khống chế lạm phát ở mức một con số để giữ niềm tin cho người dân là đủ. Hiện tại chỉ cần kiềm chế lạm phát ở mức ổn đinh, tạo tiền đề đề đưa lạm phát xuống mức 6-7% vào các năm sau", ông nói.

Về vấn đề tỉ giá, ông Tuyển tỏ ra không đồng tình với biện pháp hiện nay của Ngân hàng Nhà nước. Theo ông, việc Ngân hàng Nhà nước khống chế tỉ giá ở mức 3% là không có cơ sở, duy ý chí và không phản ánh đúng thực tế của thị trường. Vì vậy, nó cũng không kích thích xuất khẩu.

"Cần phải nới lỏng biên độ tỉ giá để thị trường có thể tự điều chỉnh, đến lúc đó ta mới có thể đo được tỉ giá thực một cách khách quan", ông nhận định.

Thanh khoản: nỗi lo số 1
Theo ông Tuyển, ưu tiên trước mắt đó là phải giải quyết sự yếu kém trong vấn đề thanh khoản của các ngân hàng, sau đó mới chuyển sang xử lý mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát. Bởi thanh khoản mới là vấn đề đáng lo nhất hiện nay của chính sách tiền tệ.

Giải quyết được thanh khoản mới giảm được lãi suất, giảm được lãi suất thì mới hồi phục được thị trường tài sản (đặc biệt là thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán), thị trường này phục hồi cũng giảm được nợ xấu của khu vực ngân hàng, từ đó mới thực hiện được thành công các mục đích tái cấu trúc nền kinh tế mà Chính phủ đề ra

Hiện tại, vấn đề thanh khoản của các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam khá trầm trọng. Các Ngân hàng thương mại vẫn nằm trong tình trạng "hoảng sợ" không dám cho vay. Nợ xấu trong hệ thống, gốc rễ là ở vấn đề thanh khoản. Điều này không dễ dàng giải quyết nhanh chóng, nhất là vào thời điểm các thị trường tài sản chưa tan băng như hiện nay.

thanhkhoantien_1329992458.jpg



Để giải quyết được vấn đề này, theo ông Tuyển: "Ngân hàng Nhà nước phải bỏ tiền ra để mua lại những ngân hàng yếu kém. Việc mua lại này không làm ảnh hưởng tới tín dụng mà chủ yếu là ngăn chặn nợ xấu lan sang các ngân hàng lành mạnh khác. Sau giải quyết được vấn đề thanh khoản thì Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện bỏ lãi suất trần huy động để thị trường tự mình xác lập tính cân bằng cho nó".

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần phải tăng cường tái cấp vốn cho doanh nghiệp. Cần mở rộng thời gian tái cấp vốn không chỉ một tuần, một tháng mà có thể kéo dài sang hẳn một quý, để cho doanh nghiệp có điều kiện thực hiện chu kỳ kinh doanh của mình, từ đó ngân hàng mới có thanh khoản.
"Nếu các ngân hàng lo sợ, chỉ dám tung ra trong vài ngày rồi rút về thì sẽ không giải quyết được vấn đề gì", ông Tuyển nhấn mạnh.
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Hà Nội chấp thuận dự án xây trường học rộng 8ha tại Sơn Tây

Thứ bảy, 17/03/2012 17:14

Dự án do công ty cổ phần đầu tư phát triển Việt Giang đề xuất với tổng vốn khoảng 300 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc vứa ký quyết định chấp thuận đề xuất Dự án đầu tư xây dựng trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội.

Dự án có diện tích sử dụng đất của dự án khoảng 80.000 m2. Dự kiến mức đầu tư của dự án khoảng 300 tỷ đồng.

Dự án sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2011-2015. Nhà đầu tư đề xuất dự án là Công ty cổ phần đầu tư phát triển Việt Giang.

Địa điểm nghiên cứu lập dự án tại khu Khoang Dọc, Khoang Mồ, thôn Thiên Mã, xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây.

Nguồn Hà Nội portal
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Ngân hàng bất ngờ tăng giá USD thêm 20 đồng

Thứ tư, 21/03/2012 10:10

10h, nhiều ngân hàng tăng giá bán USD thêm 20 đồng so với đầu giờ sáng. NHNN vẫn tiếp tục giữ tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại 20.828 đồng/USD.


78883_USD6.jpg


Theo khảo sát, Vietcombank hiện niêm yết giá mua bán USD cao nhất, ở mức 20.820 - 20.880 đồng, tăng 20 đồng so với đầu giờ sáng và tăng 10 đồng so với hôm qua.

Tại BIDV, Eximbank và ACB, giá bán USD tăng 20 đồng so với sáng nay lên 20.870 đồng, giá mua USD cũng tăng thêm 10 đồng - 20 đồng, lên 20.810 đồng.

Theo báo Pháp luật TPHCM, có hiện tượng các doanh nghiệp đua vay USD trước khi Thông tư 03 quy định đối tượng được vay ngoại tệ có hiệu lực từ 2/5. Theo văn bản này, ngân hàng chỉ cho vay USD nếu doanh nghiệp chứng minh có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ. Các doanh nghiệp không có hoặc không đủ nguồn thu ngoại tệ chỉ được phép vay khi có văn bản chính thức của NHNN với từng trường hợp cụ thể.

8 giờ, giá mua bán USD niêm yết tại Vietcombank sáng nay ở 20.800 - 20.860 đồng, giảm 10 đồng so với sáng qua.

Tại nhiều ngân hàng khác, giá mua bán USD không đổi, mua vào phổ biến ở 20.790 - 20.800 đồng, bán ra khoảng 20.850 đồng.

Giá USD sáng 21/3 so với sáng 20/3
Đơn vị: đồng/USD

9bdb9_a20.jpg


Nguồn: Website các ngân hàng


Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở 20.828 đồng/USD, không đổi trong hơn 11 tuần làm việc liên tiếp. Đây là thời gian tỷ giá này giữ ổn định lâu nhất từ đầu năm 2011.

05904_a21.jpg


Nguồn: SBV/GAFIN

Nguồn DVT
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Hối hả vay USD “chạy” thời hạn siết ngoại tệ

Nhiều doanh nghiệp chạy đua vay USD trước khi quy định siết cho vay ngoại tệ có hiệu lực.

Ngày 2-5, Thông tư 03 về vay ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ có hiệu lực. Theo văn bản này, ngân hàng chỉ cho vay USD nếu doanh nghiệp chứng minh có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ. Các doanh nghiệp không có hoặc không đủ nguồn thu ngoại tệ chỉ được phép vay khi có văn bản chính thức của NHNN với từng trường hợp cụ thể.

Tăng tốc vay và cho vay
Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng siết cho vay ngoại tệ là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, ngay sau khi NHNN có văn bản thu hẹp đối tượng cho vay ngoại tệ thì hai tuần gần đây, các ngân hàng cho biết doanh nghiệp đi vay ngoại tệ nhiều hơn trước đó. Một số doanh nghiệp cho hay họ lo lắng sắp tới khó vay được USD nên phải tranh thủ vay ngay lúc này. Anh Nguyễn TT, giám đốc một công ty chuyên nhập khẩu phụ kiện, cho biết: “Công ty tôi phải nhập khẩu một số phụ kiện để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Sợ đến tháng 5 sẽ không được vay USD nên bây giờ chúng tôi làm hồ sơ nhập khẩu một số đơn hàng trước. Cũng may là ngân hàng vẫn cho vay vì chúng tôi đáp ứng đủ các yêu cầu cần thiết”.

Tuy vậy, không phải ai vay trước cũng được. Chị L., phó phòng tín dụng của một ngân hàng lớn, kể: Mới đây, có một doanh nghiệp tới vay USD để mua máy móc. Họ đề nghị làm hợp đồng trước rồi nhận tiền vay sau vì mãi đến tháng 6 mới có nhu cầu nhập máy thực sự. Mặc dù nguồn tiền USD đang dồi dào nhưng ngân hàng đã từ chối cho vay trong trường hợp này.

11chot_4bb9f.jpg


Các ngân hàng thương mại sẽ cho doanh nghiệp vay nếu có đủ điều kiện. Ảnh: LQN

Theo một lãnh đạo ngân hàng, hầu hết doanh nghiệp có nhu cầu vay USD trong thời gian này đều được cho vay. Ngoài lý do chạy đua với quy định siết vay ngoại tệ, nhiều doanh nghiệp muốn vay USD vì lãi suất USD chỉ 5%-7% trong khi lãi suất VND là 16%-18%. Khoảng cách chênh lệch lãi suất giữa VND/USD rất cao, vì thế doanh nghiệp vay USD có lợi hơn vay VND.

Không vay được sẽ phải mua
Bàn về quy định siết cho vay ngoại tệ, TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho rằng đối tượng được phép vay USD là doanh nghiệp xuất khẩu hoặc xuất-nhập khẩu. Nhưng những doanh nghiệp này thường có sẵn nguồn ngoại tệ, thậm chí họ không cần vay USD ở ngân hàng nhưng vẫn có nguồn ngoại tệ cân đối cho hoạt động sản xuất. Vì vậy, khó khăn lớn nhất ở đây là nhóm doanh nghiệp chỉ nhập khẩu mà không xuất khẩu. Họ thật sự có nhu cầu vay USD để phục vụ sản xuất, kinh doanh nhưng sản phẩm làm ra chỉ bán trong nước nên không chứng minh được là có ngoại tệ để trả. “Nếu không được vay, rất có thể họ sẽ tìm đến các doanh nghiệp có USD để vay. Việc vay tiền không thông qua tổ chức tài chính sẽ khiến họ gặp nhiều rủi ro. Mặt khác, việc này vô hình trung lại hình thành một thị trường cho vay bên ngoài ngân hàng” - ông Thành nói.

Ngược lại, ông Đặng Quốc Tiến, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng MB, khẳng định rất khó có chuyện doanh nghiệp này cho doanh nghiệp kia vay USD mà không thông qua ngân hàng vì như thế là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt nặng. “Quy định chỉ hạn chế, các doanh nghiệp có nhu cầu thực sự vẫn có thể vay. Các doanh nghiệp xuất khẩu khi có nguồn ngoại tệ họ sẽ bán cho ngân hàng và ngân hàng sẽ cân đối để cho những doanh nghiệp có nhu cầu thực sự vay USD” - ông Tiến nói.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, tình hình sẽ không có gì căng thẳng. Các doanh nghiệp không thuộc diện vay thì vẫn có thể mua USD. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, doanh nghiệp có quyền đi vay nếu họ đáp ứng đủ các quy định trong Thông tư 07 (24-3-2011) của NHNN. Ngược lại, các ngân hàng thương mại sẽ cho doanh nghiệp vay nếu có đủ điều kiện.

Chỉ vay được tối đa 6-9 tháng
Hiện tượng một số doanh nghiệp tranh thủ đi vay trước khi ngân hàng áp dụng Thông tư 03 là có. Tuy nhiên, những trường hợp này chiếm tỉ lệ không đáng kể, chỉ khoảng 5%. Thời hạn cho vay USD thường không quá dài, tối đa chỉ 6-9 tháng, do đó những doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài phải có tính toán khác!

Ông ĐẶNG QUỐC TIẾN,Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng MB
YÊN TRANG