Tin trong nước

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tỷ giá liên ngân hàng tăng tiếp 10 đồng, lên 20.688 đồng/USD

Thứ sáu, 14/10/2011 07:44

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng ngày thứ 2 liên tiếp, lên cao nhất trong 5 tháng trở lại đây.

58478_usd-tu-do22.jpg


Ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ giá bình quân liên ngân hàng hôm nay (14/10) ở 20.688 đồng/USD, tăng 10 đồng so với hôm qua. Theo ghi nhận của GAFIN, đây là mức cao nhất của tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 13/5.

Tỷ giá trần của các ngân hàng thương mại hôm nay là 20.895 đồng/USD.

Đây là ngày thứ 2 liên tiếp Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 10 đồng.

Từ đầu tháng 10 trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước đã 6 lần điều chỉnh tăng tỷ giá, với tổng mức tăng là 60 đồng/USD.
Nguồn SBV/DVT.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tỷ giá liên ngân hàng ngày 15/10 tăng 20 đồng, lên 20.708 đồng/USD

Thứ sáu, 14/10/2011 19:03

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày mai lên cao nhất từ 10/5. Từ đầu tháng, tỷ giá tăng 7 lần với mức tăng 80 đồng/USD.

b56a3_usd-tu-do5.jpg


Ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 15/10 là 20.708 đồng/USD, tăng 20 đồng so với ngày hôm hôm nay. Trần tỷ giá tại các ngân hàng là 20.915 đồng/USD.

Theo ghi nhận của GAFIN, đây là mức tăng lớn nhất của tỷ giá bình quân liên ngân hàng kể từ khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh và thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá ngày 11/2.

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 3 ngày liên tiếp (từ 13 - 15/10) với tổng mức tăng là 40 đồng.

70bf6_a230.jpg
Nguồn: SBV/GAFIN

So với ngày 7/9, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 0,39%. Tại cuộc họp toàn ngành ngân hàng ngày 7/9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định sẽ kiểm soát tỷ giá tăng không quá 1% từ nay tới cuối năm.

Nguồn SBV/DVT.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Vòng quay vàng

(Dantri) Những tay đầu cơ thế chấp vàng cho ngân hàng, vay tiền đồng, tiếp tục mua vàng. Cứ thế vòng quay hình thành và bản chất của vòng quay đó là một phần tiền ngân hàng đang đổ vào đầu tư vàng.

Ngay sau động thái cho phép các ngân hàng bán vàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo gấp tình hình cho vay, thế chấp, cầm cố bằng vàng. Hiện tượng đầu cơ vàng theo xu hướng đánh lên (tức kỳ vọng giá còn tăng nên gom hàng) đã hiện hữu.

Theo đó những tay đầu cơ thế chấp vàng cho ngân hàng, vay tiền đồng, tiếp tục mua vàng. Cứ thế vòng quay hình thành và bản chất của vòng quay đó là một phần tiền ngân hàng đang đổ vào đầu tư vàng.

Ai đang mua vàng?

Sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra nếu giá vàng thế giới vẫn tăng, nhưng sự chuyển động của thị trường quốc tế lại không đơn giản thế. Năm 2009 khi giá vàng ở mức 26-27 triệu đồng/lượng, người ta dự báo giá vàng ở đỉnh và trào lưu đầu cơ đánh xuống xuất hiện. Nhiều người đã vay hàng ngàn lượng vàng của ngân hàng để bán. Để rồi khi giá vàng tăng vọt, người vay vàng không thể nộp thêm tiền hay tài sản thế chấp cho ngân hàng, “cơn sốt” vàng bùng nổ.

Bây giờ trên thị trường không thiếu những tay đầu cơ đánh xuống, song cho vay vàng vẫn đang bị cấm, nên nguồn cung đánh xuống bị chặn. Chỉ còn cửa đánh lên khi người ta có thể thế chấp, cầm cố vàng, vay tiền đồng.

Biểu hiện rõ nhất của đầu cơ đánh lên là lượng vàng bán ra của các doanh nghiệp, ngân hàng kinh doanh vàng tăng vọt. Các đầu mối cho biết họ đã bán khoảng 20 tấn vàng ở vùng giá 44-45 triệu đồng/lượng. Ngày 6/10, ngày đầu tiên các ngân hàng bán vàng, khoảng 4 tấn đã được tiêu thụ. Trong vòng một tháng qua, ước 30 tấn vàng đã được bán, tương đương 800.000 lượng, trị giá hơn 35.000 tỉ đồng.

Người dân mua vàng khi giá giảm, điều đó có. Tuy nhiên liệu có phải chỉ những người tích lũy, bảo toàn tài sản bằng vàng mua không?

Các ngân hàng cho biết có hiện tượng người dân rút tiết kiệm mua vàng, hoặc tiền gửi đáo hạn không được gia hạn mà chuyển dịch sang vàng. Nhưng sự chuyển dịch cũng không thể lên tới 35.000 tỉ đồng chỉ trong một thời gian ngắn, nhất là thống kê của NHNN cho thấy huy động tiền đồng của hệ thống đang tăng. Cơ cấu, thành phần người mua vàng là điều không ai có thể nắm rõ hơn các đầu mối bán vàng. Chỉ họ mới có khả năng lọc ra những khách hàng mua vài chục lượng đến hàng trăm lượng/lần.

Từ vàng huy động đến vàng tồn quỹ

Văn bản số 7816 ngày 6/10/2011 của NHNN quy định các ngân hàng kiểm soát chặt việc sử dụng vốn vay của khách hàng vay tiền, thế chấp bằng vàng, đồng thời chịu trách nhiệm nếu cho vay vốn để thực hiện hoạt động đầu cơ vàng, gây rối loạn thị trường vàng, ngoại hối.

Cùng ngày, NHNN ban hành Thông tư 32 (sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 11 chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng) cho phép các ngân hàng được bán vàng và mở tài khoản vàng ở nước ngoài trong thời gian nhất định.

So với bản dự thảo lần cuối, Thông tư 32 đã có một sửa đổi trọng yếu, đó là “căn cứ vào tình hình thị trường, NHNN xem xét cho phép ngân hàng thương mại được chuyển đổi vàng huy động và vàng tồn quỹ thành tiền”, và “ngân hàng thương mại được chuyển đổi tối đa 40% lượng vàng tồn quỹ thành tiền tại thời điểm nộp hồ sơ xin chuyển đổi”.

Ở vế thứ nhất là quy định chung để ngỏ cho vàng huy động. Vế thứ hai ấn định và siết lại ở tỷ lệ vàng tồn quỹ. Vàng tồn quỹ chỉ là một phần nhỏ của vàng huy động (là số còn lại sau khi trừ đi số dư vàng cho vay, số vàng gửi ở tổ chức tín dụng khác và vàng dùng vào mục đích khác).

Cụ thể, có thể xem số liệu của một số ngân hàng. Tính đến ngày 7/10 số dư huy động vàng của ACB là 930.000 lượng (tương đương 35 tấn), nhưng vàng tồn quỹ chỉ có 137.000 lượng, trong đó tồn quỹ tại hội sở TPHCM khoảng 60.000 lượng.

Theo Thông tư 32, ACB được phép chuyển đổi 54.800 lượng thành tiền. ACB là tổ chức tín dụng có số vàng huy động lớn nhất nước, bỏ xa các ngân hàng khác. Lượng vàng huy động của Sacombank - một đầu mối kinh doanh vàng lớn khác - là 391.400 lượng, theo số liệu đến ngày 30/9 do ông Trần Xuân Huy, Tổng giám đốc, cho biết.

Điều này cho thấy tổng lượng vàng mà các ngân hàng được bán ra hiện tại khoảng 150.000-160.000 lượng, xấp xỉ 6 tấn, thấp hơn nhiều con số mà chúng tôi ước tính trước đây là nửa triệu lượng.

Bài toán cân não của cơ quan quản lý

Các ngân hàng cho rằng 6 tấn vàng bán ra có thể là không đủ để can thiệp các cơn “sốt” vàng nếu giá thế giới “nhảy múa”, tác động đến tâm lý người dân trong nước, khiến họ lại đổ xô đi mua vàng như khi giá lên 47-48 triệu đồng/lượng. Đến 20-30 tấn người ta vẫn mua hết, thì 5-6 tấn không có nhiều ý nghĩa. Việc can thiệp vì thế, sẽ mang tính nửa vời, nó gần như chữa cháy hơn là phòng hỏa.

NHNN không nghĩ thế. Mục tiêu hàng đầu của tổ chức tín dụng là lợi nhuận. Càng bán được nhiều vàng trong nước, càng mua được nhiều vàng tài khoản ở nước ngoài, phí các ngân hàng được hưởng càng lớn. Do đó ngân hàng nào chẳng muốn bán nhiều vàng nội, mua nhiều vàng ngoại. Khả năng có ngân hàng tiếp tay cho giới đầu cơ, cho họ thế chấp vàng, vay tiền đồng mua tiếp không thể không tính đến (nhờ vậy mới bán được nhiều vàng). Từ đây hạn chế lượng vàng được phép bán ra là gián tiếp ngăn chặn đầu cơ từ trong trứng nước.

Mặt khác, ấn định lượng vàng bán ra thấp cũng là cách cơ quan quản lý kiểm tra sức cầu thực của thị trường nội địa. Người ta có mua hết số đó? Câu trả lời là có. Khoảng 4 tấn đã tiêu thụ hết trong ngày thứ nhất. Hai tấn còn lại hẳn không nhiều cho những ngày tiếp theo.

Tuy thế, NHNN vẫn còn cửa thứ hai. Đó là vế thứ nhất của Thông tư 32 chuyển đổi vàng huy động thành tiền, gia tăng lượng vàng được phép bán ra trong trường hợp cần thiết. Điều này đòi hỏi NHNN phải quan sát, giám sát kỹ lưỡng sức cầu thị trường cũng như động thái của các ngân hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng và phản ứng cực kỳ mau lẹ. Cánh cửa thứ hai phải mở nhanh và đóng cũng nhanh không kém.

Hành động tiếp theo của NHNN có lẽ phụ thuộc vào tổng số dư cho vay tiền đồng thế chấp, cầm cố bằng vàng của các ngân hàng. Số dư này có thể không cố định và thay đổi rất nhanh. Chỉ cần giá vàng lên, các tay đầu cơ chốt lời và trả tiền vay ngay lại cho ngân hàng, số dư cho vay của ngân hàng sẽ giảm xuống.

Nhìn theo hai hướng. Giá vàng quốc tế lên, NHNN sẽ mở cánh cửa thứ hai, cho phép bán vàng trong nước nhiều hơn. Giá vàng thế giới xuống, người dân tạm thời ngưng mua, nghe ngóng, thậm chí có thể bán ra vì e xuống tiếp. Giới đầu cơ phải bổ sung thêm vàng, tài sản thế chấp cho khoản vay tiền đồng. Cho đến khi tài sản bổ sung không còn, ngân hàng sẽ thanh lý (bán ra) vàng thế chấp thu nợ. Khi đó giá vàng trong nước có thể giảm mạnh hơn giá quốc tế...

Chiến dịch vàng chưa thể kết thúc một sớm một chiều!

Theo Hải Lý
TBKTSG
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Nửa đầu tháng 10, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt gần 64 triệu USD

Thứ hai, 17/10/2011 10:59
xuatkhaugao.jpg
Ảnh minh họa.

(DVT.vn) - Từ ngày 1/10 - 13/10, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 120.707 tấn, trị giá 63,587 triệu USD.

Theo báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), riêng tuần từ 7/10 - 13/10, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 83.700 tấn, gấp hơn 2,2 lần so với gần 37.000 tấn của tuần trước đó.

Tuần từ 1/10 - 6/10, giá trị xuất khẩu gạo cả nước đạt đạt 36.977 tấn, trị giá 19,141 triệu USD.

Lũy kế xuất khẩu từ đầu năm đến ngày 13/10, tổng kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước đạt 5,999 triệu tấn, trị giá 2,880 tỷ USD.

Hiện tại, giá gạo xuất khẩu Việt Nam đang được hưởng lợi khi nguồn cung từ Thái Lan bị chững lại do lũ lụt hoành hành tại quốc gia này.

Ngày 12/10, giá FOB của gạo xuất khẩu đã tăng từ 575 - 580 USD/tấn vào tuần trước lên 575 - 590 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Đây là giá cao nhất của mặt hàng gạo trong hơn 3 năm do nguồn dự trữ mỏng và kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng lên trong thời gian tới.

Nước lũ tại Thái Lan lên cao gây cản trở hoạt động của sà lan và tàu tại các bến cảng không thể bốc xếp hàng do mưa lớn. Có ít nhất 300.000 tấn gạo xuất khẩu bị lùi thời hạn giao buộc người mua phải tìm kiếm các lựa chọn thay thế từ Ấn Độ và Pakistan.

Hà Lan
Theo VFA
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tỷ giá liên ngân hàng tăng tiếp 15 đồng, lên 20.723 đồng/USD

Thứ ba, 18/10/2011 07:40

Từ đầu tháng 10 tới nay, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 8 lần với tổng mức tăng 95 đồng/USD, lên cao nhất kể từ ngày 21/4.

59be2_usd53.jpg


Ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 18/10 là 20.723 đồng/USD, tăng 15 đồng so với thứ 7 tuần trước.

Tính từ đầu tháng 10 tới nay, Ngân hàng Nhà nước đã 8 lần tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng, với tổng mức tăng là 95 đồng/USD. Theo ghi nhận của GAFIN, với lần tăng này, tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên cao nhất kể từ 21/4.

Trần tỷ giá áp dụng cho các ngân hàng thương mại hôm nay là 20.930 đồng/USD.

718c5_a24.gif

Nguồn: SBV/GAFIN


So với ngày 7/9, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 0,46%. Tại cuộc họp toàn ngành ngân hàng ngày 7/9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định sẽ kiểm soát tỷ giá tăng không quá 1% từ nay tới cuối năm.

Thời báo Ngân hàng cho biết, ngân hàng Nhà nước bán ra 150 triệu USD để can thiệp thị trường ngoại hối trong tuần đầu tháng 10.
Nguồn SBV/DVT.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tháng 10, CPI Hà Nội tăng 0,13% so với tháng trước




Đây là tháng có mức tăng thấp nhất kể từ tháng 5/2010. Nguyên nhân một phần là do nguồn cung thịt gia súc, gia cầm dồi dào và việc điều chỉnh giảm giá dầu cùng với nỗ lực kiềm chế lạm phát của Thành phố.

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2011 của Thành phố Hà Nội tăng 0,13% so tháng trước và tăng 20,43% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng có mức tăng thấp nhất kể từ tháng 5/2010.

Nguyên nhân được xác định một phần là do nguồn cung thịt gia súc, gia cầm dồi dào và việc điều chỉnh giảm giá dầu vừa qua cùng với các giải pháp kiềm chế lạm phát được thực hiện kiên trì, quyết liệt của Thành phố.

Cụ thể, nhóm hàng thực phẩm vẫn tiếp tục xu hướng giảm so tháng trước, giảm mạnh nhất vẫn là nhóm thịt gia súc, gia cầm tươi sống, sau một thời gian dài tăng giá đã giảm mạnh (giảm trên 2% so tháng trước).

Mặc dù giá thực phẩm đã giảm, nhưng do chi phí tăng như tiền thuê cửa hàng, thuê nhân công ... nên nhóm ăn uống ngoài gia đình so với tháng trước là nhóm tăng cao nhất trong các nhóm hàng (tăng1,35%).

Nhóm hàng nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng là một trong 2 nhóm hàng giảm.Nguyên nhân, một phần do giá gas trên thế giới giảm, trong tháng gas bán lẻ điều chỉnh giảm 9.000 đến 10.000 đồng/bình loại 12 kg, hiện giá gas được bán ra ở mức 365 nghìn đến 390 nghìn đồng/bình tùy theo từng hãng.
Khánh Linh

Theo TTVN/Cục Thống kê Hà Nội
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Vàng xuống 43,5 triệu đồng/lượng, thấp nhất trong 1 tuần

Thứ tư, 19/10/2011 16:54

Sau khi đứng yên vào đầu giờ sáng, giá vàng giảm liên tục trừ trưa đến nay, mất 400 nghìn đồng/lượng so với chiều qua.

e667f_vang02.jpg


Tại 16h40, giá vàng SJC giảm 200 nghìn đồng/lượng so cách đó 3 tiếng, giao dịch tại 43,3 - 43,5 triệu đồng/lượng.

Theo biểu đồ giá vàng SJC, đây là mức thấp nhất của giá vàng này kể từ 11/10. So với giá đóng cửa chiều qua, giá vàng SJC đã mất 400 nghìn đồng/lượng.

Giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng mất 250 nghìn đồng/lượng, xuống 43,7 triệu đồng/lượng bán ra, mua vào ở 43,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng Sacombank - SBJ chỉ giảm nhẹ 50 nghìn đồng, xuống 43,46 - 43,64 triệu đồng/lượng.

Tại 13h50, giá vàng SJC giảm tiếp 100 nghìn đồng/lượng so với lần cập nhật trước, giao dịch tại 43,5 - 43,7 triệu đồng/lượng.

Giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng giảm 50 nghìn đồng, xuống 43,95 triệu đồng/lượng bán ra, mua vào ở 43,68 triệu đồng/lượng. Giá vàng Sacombank - SBJ hiện giao dịch tại 43,51 - 43,69 triệu đồng/lượng.

Hiện giá vàng thế giới giao ngay trên Kitco ở 1.653,6 USD/oz, trước đó giá vàng giao ngay xuống tới 1.651,5 USD/oz. Quy đổi theo tỷ giá ngân hàng, giá vàng thế giới thấp hơn giá vàng trong nước 2 triệu đồng/lượng. Quy đổi theo tỷ giá tự do (21.500 đồng/USD), mức chênh lệch này là 900 nghìn đồng/lượng.

Tại 11h05, giá vàng SJC giảm 100 nghìn đồng/lượng so với đầu giờ sáng nay, giao dịch tại 43,6 - 43,8 triệu đồng/lượng.

Giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu giảm nhẹ 50 nghìn đồng/lượng, giao dịch tại 43,75 - 44 triệu đồng/lượng. Giá vàng SBJ - Sacombank vẫn giữ nguyên tại 43,76 - 43,94 triệu đồng/lượng.

Hiện giá vàng thế giới giao ngay trên Kitco ở 1.660,1 USD/oz, giảm 3 USD so với lúc cập nhật đầu giờ sáng. Trước đó, giá vàng giao ngay xuống 1.659,4 USD/oz.

Tại 8h15, vàng SJC giao dịch tại 43,7 - 43,92 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không đổi so với chiều qua. Giá vàng SBJ - Sacombank cũng đứng yên tại 43,76 - 43,94 triệu đồng/lượng.

Giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu giảm nhẹ 60 nghìn đồng/lượng, giao dịch tại 43,8 - 44,04 triệu đồng/lượng.

Trước đó, ngày thứ 2, giá vàng không thay đổi khi mở cửa thị trường. Tuy nhiên, với việc liên tục giảm trong ngày hôm qua, giá vàng đã mất 350 nghìn đồng/lượng so với cuối tuần trước.

Chốt phiên giao dịch ngày 18/10, giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex, New York giảm 23,8 USD tương đương 1,4% xuống 1.652,8 USD/oz. Bước vào phiên hôm nay, giá vàng giao tháng 12 đã tăng trở lại, lên 1.665,8 USD/oz, tăng 13 USD so với chốt phiên trước.

Giá vàng giao ngay trên Kitco hiện ở 1.663,4 USD/oz, quy đổi theo tỷ giá ngân hàng, giá vàng thế giới hiện thấp hơn trong nước 1,9 triệu đồng/lượng.

Nguồn DVT.vn/SJC/BTMC/SBJ
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tỷ giá liên ngân hàng tiếp tục lập đỉnh mới 20.748 đồng/USD

Thứ sáu, 21/10/2011 06:39

So với hôm qua, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng tiếp 10 đồng và tăng 120 đồng so với cuối tháng 9.

6b1fe_USD-2.jpg


Theo Nhân dân, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng hôm nay ở 20.748 đồng/USD, tăng 10 đồng so với hôm qua.

Đây là mức cao nhất của tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ trước đến nay, theo cập nhật của Gafin. Đây cũng là lần tăng thứ 11 của tỷ giá từ đầu tháng 10 đến nay.

So với cuối tuần trước, tỷ giá chính thức tăng 40 đồng. So với cuối tháng 9, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 120 đồng.


Nguồn:SBV/Gafin

Nguồn DVT.vn/SBV
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Dự trữ ngoại tệ tăng vượt mức dự đoán

Thứ năm, 20/10/2011 23:31

Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã tăng từ 3,5 tuần nhập khẩu (thời điểm đầu năm 2011) lên 7,5 tuần nhập khẩu hiện nay, vượt trên mức dự đoán.

Thông tin trên do Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Lê Xuân Nghĩa cho biết vào chiều 20/10.

Tuy dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã tăng đáng kể, nhưng con số này chưa thể lạc quan, vì theo thông lệ chung dự trữ ngoại tệ của một quốc gia phải đạt 12 - 13 tuần nhập khẩu mới được xem là an toàn.

Trước thông tin Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bán ra một lượng ngoại tệ tương đối lớn trong hai tuần qua để giảm nhiệt tỷ giá, nhiều chuyên gia tài chính lo ngại điều này có thể gây áp lực đối với dự trữ ngoại hối và khả năng thực hiện cam kết không để tỷ giá ngọai tệ biến động quá 1%, trong giai đọan từ nay đến cuối năm, của Thống đốc NHNN. Nhưng Ông Nghĩa nói: "Chính phủ có đủ căn cứ để giữ tỷ giá đúng như cam kết”.

“Cán cân thanh toán dự kiến thặng dư 4-5 tỉ đô la Mỹ. Đây là năm đầu tiên Việt Nam thặng dư cán cân thanh toán tính từ năm 2007. Đó là cơ sở rất quan trọng để tỷ giá không vượt quá cam kết”, ông Nghĩa nói.

Lý do chính khiến sức ép lên tỷ giá gia tăng những ngày qua, là do chênh lệch tiền gửi và cho vay ngoại tệ, ước tính khoảng 7 tỉ đô la Mỹ tính đến cuối tháng 9. Vì thế các doanh nghiệp phải tìm mua đô la để trả nợ ngân hàng. Cầu đô la Mỹ tăng mạnh, song NHNN sẵn sàng bán ngoại tệ ra can thiệp khi cần thiết. “Thậm chí, nếu cần NHNN sẽ chỉ giữ lại phần ròng của cán cân thanh toán để giữ thị trường ngoại hối”, ông Nghĩa cho biết.

Một chỗ dựa khác cho tỷ giá, theo ông Nghĩa, là tổng thu ngoại tệ trừ đi tổng chi ngoại tệ của Việt Nam đang dương. Việt Nam đã giảm rất mạnh thâm hụt thương mại, kiều hối cũng lạc quan. Cán cân vốn đang thặng dư khoảng 9 tỉ đô la Mỹ.

Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, vẫn còn những yếu tố khác đang tác động vào tỷ giá, bởi ngoài Mỹ thì Việt Nam còn đang giao thương với 19 nước khác nhau. Và quan trọng hơn, tỷ giá còn tùy thuộc vào sự biến động lãi suất của Việt Nam. Nếu lãi suất giảm thì tỷ giá diễn biến ngược lại.
Nguồn TBKTSG
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Liều thuốc mạnh đang có phản ứng phụ


Gần 50.000 DN ngưng hoạt động; đã có ngân hàng thông báo mất khả năng thanh khoản…

Thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế, xã hội chiều 21-10, nhiều đại biểu (ĐB) đã nêu những tác dụng phụ của các nhóm giải pháp thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát vừa qua. Trong đó nổi lên là nguy cơ giải thể của hàng loạt doanh nghiệp (DN), tình trạng các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại mọc ra quá nhiều, dẫn đến “đi đêm”, cạnh tranh lãi suất như một cái “chợ”…

Nhiều doanh nghiệp ngắc ngoải
ĐB Đặng Thị Hoàng Yến (Long An) thắc mắc trong báo cáo của Chính phủ không thấy nêu số lượng DN đã giải thể, ngưng hoạt động. “Theo tôi được biết thì con số này tính từ đầu năm tới nay đã lên tới gần 50.000. DN hiện nay đang rất khó khăn nên cần phải đưa những con số này vào để có hướng tháo gỡ” - bà Yến đề nghị và cho biết thêm thời gian qua, hàng loạt vụ nợ quy mô lớn đã xảy ra trên khắp cả nước.

“Đây là hệ quả của việc siết tín dụng đối với các ngân hàng. Thực tế đến thời điểm này, đã có hai ngân hàng thông báo mất khả năng thanh khoản, một số các ngân hàng khác đang trong tình trạng báo động. Theo tôi, phải xem lại liều lượng siết tín dụng vì các ngân hàng đang đứng trước nguy cơ rất lớn” - bà Yến nói và đề nghị NHNN phải xem lại việc này nếu không từ nay đến cuối năm và sang năm, số lượng DN đổ vỡ còn nhiều hơn nữa.

ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) cũng nhận định nhóm giải pháp về chính sách tiền tệ và tài khóa là liều thuốc nặng để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát nhưng nó đang có những tác dụng phụ ảnh hưởng nhiều đến DN. Vì vậy trong năm 2012, Chính phủ cần có các giải pháp cụ thể để giải quyết những tác dụng phụ này.

4-chot.jpg


Đại biểu Quốc hội TP.HCM Trương Trọng Nghĩa phát biểu ý kiến tại hội trường. Ảnh: TTXVN

Bùng nổ ngân hàng, cạnh tranh đủ kiểu
Theo các ĐB, nền kinh tế nước ta về cơ bản vẫn ở quy mô nhỏ nhưng số lượng ngân hàng thương mại quá nhiều. “Hệ thống ngân hàng của chúng ta cả thời gian dài cho bùng nổ ra. Có đất nước nào có ngân hàng nhiều như chúng ta không? Ngay Hàn Quốc hay Singapore, các nền kinh tế lớn như thế cũng chỉ có mấy chục ngân hàng, chúng ta thì có hàng trăm ngân hàng, cạnh tranh đủ kiểu” - Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nêu ý kiến.

ĐB Lê Nam, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, cho rằng việc cho thành lập đến hàng trăm ngân hàng thương mại đã tạo ra rất nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tiền tệ. Vì nhiều ngân hàng dẫn đến sự cạnh tranh về lãi suất, với nhiều hình thức thiếu lành mạnh nên vô tình hình thành cái chợ về tiền tệ. Trong khi đó, chủ trương về thắt chặt tiền tệ, dù đã có từ đầu năm nhưng phải đến cuối năm mới thực hiện được là quá chậm.

ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cảnh báo dù chưa có vỡ nợ nhưng với một nền kinh tế đẻ ra quá nhiều tổ chức tín dụng thì đó là bất bình thường. Bên cạnh đó, những biện pháp để ứng phó với tình trạng các tổ chức tín dụng đi đêm cũng triển khai quá chậm. “Cách đây năm năm đổ vỡ hàng loạt tổ chức tín dụng nhân dân cũng là bài học. Cần nghiêm khắc với chính bản thân để tìm giải pháp khắc phục” - ông Quyền nhấn mạnh. Đồng tình, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng cần tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo hướng những ngân hàng nào yếu kém quá thì có thể cho phá sản hoặc sáp nhập.

Cắt đầu tư ngoài ngành của các “ông” lớn
Vấn đề hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn cũng là nội dung được nhiều ĐB quan tâm. Theo ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng), hiện nay nguồn vốn nhà nước đầu tư cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chiếm đến 50%-70%. Nhưng thực tế, nguồn thu mà các đơn vị trên tạo ra chỉ chiếm được 15%-20%. “Giá trị kinh tế mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tạo ra như thế là rất thấp, thậm chí làm ăn thua lỗ nữa. Nếu cứ như thế thì liệu các tập đoàn, tổng công ty có dẫn dắt nổi nền kinh tế không” - ông Vinh băn khoăn.

ĐB Hoàng Đăng Quang (Quảng Bình) nhận định sự chỉ đạo để tái cơ cấu lại các tập đoàn, các tổng công ty, DN nhà nước lớn đang còn chậm. Hiện nay, nhiều tập đoàn, tổng công ty làm ăn kém hiệu quả. Ngoài Tập đoàn Vinashin thì còn có Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Hàng hải… đang bị lỗ. Ngay cả Tập đoàn Vinashin dù đã có chủ trương tái cơ cấu nhưng đến nay làm cũng vẫn chậm.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng cho rằng tập đoàn kinh tế trong một thời gian dài đầu tư quá dàn trải, đầu tư ra những lĩnh vực không thuộc ngành nghề kinh doanh chính, đầu tư không hiệu quả… Vì thế, khi tái cơ cấu hệ thống DN, tập đoàn thì trước hết những khoản đầu tư nào ngoài ngành nghề, chức năng chính là phải cắt.

“Tôi đề nghị Chính phủ rà soát lại hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, không thể để tình trạng hoạt động trái ngành nghề như hiện nay. Cử tri TP.HCM rất bức xúc và lo lắng trước thông tin ngành hàng không xây dựng sân golf, khách sạn cao tầng ngay cạnh sân bay Tân Sơn Nhất. Đến khi dư luận phản ánh thì lại điều chỉnh xây thấp tầng. Rõ ràng sân golf, khách sạn không phải là ngành nghề chính của hàng không nhưng họ vẫn làm. Như vậy có vấn đề gì trong này?” - ĐB Võ Thị Dung (TP.HCM) đặt vấn đề.

Phải thật sự minh bạch
Điều hành của Chính phủ và các bộ, ngành phải thật sự minh bạch. Nhất là các lĩnh vực độc quyền như xăng dầu, hàng không, điện, nước, phải siết chặt thu chi, lời lỗ như thế nào chứ không thể để tình trạng đổ chung một rổ. Cử tri rất hoan nghênh Bộ Tài chính và Bộ GTVT vừa qua đã có những hành động tích cực trong việc minh bạch thông tin. Mong rằng các bộ tiếp tục đeo bám đến cùng, đừng để lợi ích của một nhóm nhỏ ảnh hưởng đến lợi ích chung của toàn dân.
ĐB TRẦN THỊ DIỆU THÚY (TP.HCM)

Xem lại chỉ tiêu nợ công

Trong báo cáo đưa ra con số nợ công tăng dần: Cuối năm 2011 là 54% GDP, đến hết 2012 lên đến hơn 58% GDP, đến hết 2015 thì lại tăng đến 65% GDP. Như vậy chỉ tiêu này tăng không dừng mà lẽ ra là phải dừng nếu không nói là phải giảm. Chúng tôi đề nghị phải xem lại, xây dựng lại chỉ tiêu này, xác định rõ giới hạn an toàn nợ công ở VN. Các chuyên gia kinh tế cũng đã có nhận định những nước đang phát triển như VN thì giới hạn nợ công ở mức trên 40% GDP cũng là đáng lo rồi.
ĐB TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA (TP.HCM)

Theo nhóm PV
Phapluattp
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Mua bán vàng, ngoại tệ vi phạm pháp luật có thể bị tước giấy phép không thời hạn

Thứ sáu, 21/10/2011 22:09

Hành vi mua bán, thanh toán ngoại tệ và kinh doanh, mua bán vàng không đúng pháp luật có thể bị tước giấy phép hoạt động không thời hạn.

5b0fa_giavangngay20.jpg


Chính phủ vừa ban hành Nghị định 95/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Theo đó, mức phạt cao nhất đối với vi phạm quy định về quản lý ngoại hối và quản lý kinh doanh vàng sẽ tăng từ 70 lên 500 triệu đồng.

Nghị định 95 quy định phạt từ 300-500 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Hoạt động ngoại hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị đình chỉ; Thực hiện dịch vụ kiều hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp phép; Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ, vàng mà không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước.

Các hành vi trên trước đây chỉ bị phạt từ 45-70 triệu đồng.

Hành vi niêm yết giá, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ, vàng không đúng quy định của pháp luật trước đây chưa được quy định thì nay quy định mức phạt tiền từ 300-500 triệu đồng.

Các hành vi cho vay, cho thuê tài chính hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật; chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài và vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 18 Nghị định 202/2004/NĐ-CP); thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ với người nước ngoài không đúng quy định của pháp luật; mua bán, thanh toán ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật trước đây bị phạt từ 5 đến 12 triệu đồng thì nay tăng mức phạt lên 50-100 triệu đồng.

Nghị định 95 cũng bổ sung thêm 2 hành vi bị phạt mức 50-100 triệu đồng là thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng vàng với nhau không đúng quy định của pháp luật; kinh doanh, mua, bán vàng không đúng quy định của pháp luật.

Cũng theo Nghị định, hành vi mua, bán, thanh toán ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật, ngoài bị phạt tiền còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ trong thời hạn 12 tháng khi vi phạm lần đầu và tước không thời hạn khi tái phạm đối với các Đại lý đổi ngoại tệ.

Ngoài phạt tiền, các tổ chức kinh doanh vàng có hành vi kinh doanh, mua bán vàng không đúng quy định của pháp luật còn có thể bị tước Giấy phép hoạt động kinh doanh vàng thời hạn 12 tháng khi vi phạm lần đầu và tước không thời hạn khi tái phạm.

Nguồn Chinhphu.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
CPI cả nước tháng 10 tăng 0.36%

ImageView.aspx


(Vietstock) - Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 10 của cả nước tăng 0.36% so với tháng trước.


CPI cả nước tháng 10 tăng 21.59% so với cùng kỳ năm trước và tăng 17.05% so với tháng 12/2010.
Tính chung 10 tháng, CPI tăng 18.5% so với cùng kỳ năm trước.
So với tháng 9, giá cả ở ngành giáo dục tăng mạnh nhất với 3.2%, chênh lệch lớn so với nhóm đứng thứ hai là thiết bị đồ dùng gia đình (+0.73%). Một số nhóm ngành khác dẫn đầu về mức độ tăng giá gồm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0.63% và đồ uống thuốc lá tăng 0.49%.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ tăng nhẹ 0.06% so với tháng trước. Việc tăng thấp của nhóm này là do giá cả thực phẩm đã giảm 0.49%, bất chấp việc lương thực vẫn tăng giá 1.27% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0.67%.
Trong khi đó, chỉ số giá vàng tháng 10 giảm 4.22% so với tháng trước; chỉ số USD tăng nhẹ 0.39%.
Minh An

 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Ngân hàng Nhà nước siết quản lý ngoại hối, kinh doanh vàng

Thứ ba, 25/10/2011 20:44

bb132fResizeofktvangmieng.jpg


(DVT.vn) - NHNN yêu cầu TCTD nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về quản lý ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng, đặc biệt là mua bán ngoại tệ.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành công văn 8373 yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm Nghị định 95 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.


Theo đó, yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối phải phổ biến rộng rãi các quy định của Nghị định 95.


Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về quản lý ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng, đặc biệt là mua bán ngoại tệ; Chủ động phát hiện và báo cáo những hành vi có dấu hiệu vi phạm các quy định về quản lý ngoại hối và kinh doanh vàng.


NHNN cũng yêu cầu cơ quan thanh tra giám sát phải tổ chức và duy trì đường dây nóng để tiếp nhận thông tin từ các tổ chức và cá nhân; Đồng thời luôn kiểm tra và thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định một cách chặt chẽ.


Các NHNN chi nhánh tỉnh thành phố, phải tổ chức và duy trì đường dây nóng để tiếp nhận thông tin về các hành vi vi phạm, phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về quản lý ngoại hối, vàng theo thẩm quyền.


Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.


Theo đó, mức phạt cao nhất đối với vi phạm quy định về quản lý ngoại hối và quản lý kinh doanh vàng sẽ tăng từ 70 lên đến 500 triệu đồng. Mua bán, thanh toán ngoại tệ và kinh doanh, mua bán vàng không đúng pháp luật còn có thể bị tước giấy phép hoạt động không thời hạn khi tái phạm.



Phương Dung
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tỷ giá liên ngân hàng tăng 20 đồng, lập đỉnh mới 20.768 đồng/USD

Thứ tư, 26/10/2011 06:56

Tỷ giá liên ngân hàng tăng sau khi giữ ổn định 4 ngày liên tiếp. So với ngày 7/9, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 140 đồng/USD, tương đương 0,68%.

61f70_USD36.JPG


Theo báo Nhân dân, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho hôm nay (26/10) là 20.768 đồng/USD, tăng 20 đồng so với hôm qua sau khi giữ ổn định ở 20.748 đồng/USD trong 4 ngày liên tiếp.

Đây là mức cao nhất nhất của tỷ giá bình quân liên ngân hàng kể từ ngày 11/2/2011 - ngày Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 9,3%.

Tính từ 5/10, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 12 lần, với tổng mức tăng là 140 đồng/USD.

So với ngày 7/9 - khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định từ nay tới cuối năm sẽ kiểm soát tỷ giá tăng không quá 1%, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã tăng 0,68%.

e626b_a84.jpg


Nguồn: SBV/GAFIN


Trần tỷ giá áp dụng cho các ngân hàng thương mại hôm nay là 20.975 đồng/USD.

Sáng qua, giá USD trên thị trường tự do tăng trở lại, giao dịch khoảng 21.740 - 21.800 đồng/USD, cao hơn giá USD niêm yết tại ngân hàng khoảng 800 đồng, tương đương 4%.

Đến buổi chiều, Ngân hàng Nhà nước có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài thực hiện nghiêm Nghị định 95 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
Nguồn DVT.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tỷ giá liên ngân hàng tăng lần thứ 13 trong tháng 10

Thứ năm, 27/10/2011 07:54

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng hôm nay (27/10) tăng tiếp 20 đồng so với hôm qua, lập đỉnh mới 20.788 đồng/USD. So với ngày 7/9, tỷ giá đã tăng 0,77%.

5fb5a_usd74.jpg


Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng hôm nay ở 20.788 đồng/USD, tăng 20 đồng so với hôm qua.

Trong 2 ngày liên tiếp, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 40 đồng/USD, bằng mức tăng của cả tuần trước.

Đây cũng là lần tăng thứ 13 của tỷ giá bình quân liên ngân hàng kể từ đầu tháng 10 đến nay, đưa tỷ giá liên ngân hàng lên cao nhất kể từ ngày 11/2/2011 - khi Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 9,3%.

Trước đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng không đổi ở 20.628 đồng/USD trong 35 ngày làm việc liên tiếp (từ 24/8 - 4/10).

So với ngày 7/9 - ngày Thống đốc khẳng định từ nay tới cuối năm sẽ kiểm soát tỷ giá tăng không quá 1%, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã tăng 160 đồng, tương đương tăng 0,77%.

66ba4_a99.jpg
Nguồn: SBV/GAFIN

Tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại hôm nay là 20.996 đồng/USD.

VnExpress
ngày 26/10 dẫn lời giám đốc một công ty xuất nhập khẩu ngành nhựa tại khu công nghiệp Tân Tạo, TPHCM, cho biết, mấy ngày qua, công ty mua USD bị ngân hàng thu phí lên tới 3,5-5%, khiến giá mỗi USD mua từ ngân hàng dao động quanh 21.800 đồng, có nơi lên tới 21.900 đồng. Ông Hồ Hữu Hạnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết, thông qua đường dây nóng, cơ quan này đã nhận được nhiều phản ánh của doanh nghiệp về việc ngân hàng thương mại bán USD thu phí, đẩy giá lên cao vượt trần.
"Tuy nhiên, hiện nay chưa có một văn bản luật chính thức nào quy định cụ thể về việc xử phạt ngân hàng thương mại thu phí bán USD", ông Hạnh nói.

Nguồn DVT.vn/SBV
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
USD trong ngân hàng tăng, thị trường tự do giảm

27/10/2011 11:37
dolamybank.jpg


Tỷ giá tăng 20 đồng kéo theo giá đô la trong các ngân hàng tăng, nhưng USD trên thị trường tự do giảm giá mạnh - Ảnh: Ngọc Thắng (TNO)

Sáng nay, NHNN tiếp tục tăng tỷ giá 20 đồng lên 20.788 đồng/USD. Đây là lần tăng tỷ giá thứ 13 liên tiếp kể từ đầu tháng.

Như vậy, tính từ đầu tháng đến nay, tỷ giá đã tăng liên tiếp 160 đồng tương ứng với 0,77%. Chỉ còn 0,23% nữa (46 đồng), tỷ giá sẽ chạm ngưỡng 1% của NHNN đề ra hôm 7.9.

Giá đô la trong các ngân hàng thương mại Vietinbank tăng 20 đồng cả chiều mua và bán lên 20.991 - 20.996 đồng/USD.

Tương tự, Vietcombank cũng tăng 19 đồng chiều mua và 20 đồng chiều bán lên 20.990 - 20.996; Eximbank mua bán USD ở mức 20.986 - 20.996 đồng/USD; ACB mua đô la ở mức khá cao 20.993 đồng/USD, bán ra kịch trần 20.996 đồng/USD.

Lúc 9 giờ sáng nay, giá USD trên thị trường tự do giảm mạnh, giao dịch ở mức 21.400 - 21.500 đồng/USD. Như vậy, giá USD tự do giảm 250 đồng chiều mua vào và trên 220 đồng chiều bán ra so với hôm qua.

Vàng SJC giao dịch tại Hà Nội sáng nay ở mức 44,75 - 45,02 triệu đồng/lượng, giảm nhẹ so với hôm qua.

Trong khi đó, giá vàng thế giới lại tăng gần 20 USD/ounce, lúc 9 giờ 30 phút sáng nay giao dịch ở mức 1.729 USD/ounce. Tính theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank 20.996 đồng/USD, hiện tại vàng thế giới còn rẻ hơn trong nước trên 1, 2 triệu đồng/lượng.
Lê Quân
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Ngân hàng phải đăng ký lượng ngoại tệ cần mua trong 2 tuần tới

Thứ năm, 27/10/2011 16:21

NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo doanh số giao dịch ngoại tệ và trạng thái ngoại tệ cuối ngày 27/10.

6e6a0_usd-tu-do25.jpg


Ngày 27/10, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối báo cáo và đăng ký nhu cầu mua ngoại tê.

Theo văn bản này, để triển khai các giải pháp nhằm bình ổn tỷ giá và thị trường ngoại hối, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối báo cáo chi tiết doanh số giao dịch ngoại tệ với khách hàng, doanh số giao dịch ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng và trạng thái ngoại tệ cuối ngày 27/10/2011.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cũng phải tiến hành đăng ký lượng ngoại tệ cần mua từ NHNN và dự báo nhu cầu ngoại tệ trong hai tuần tới.

Báo cáo và đề xuất của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi về Vụ Quản lý Ngoại hối và Sở giao dịch NHNN trước 15 giờ ngày mai (28/10).

Ngày 7/9, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình tuyên bố từ nay tới cuối năm sẽ kiểm soát tỷ giá tăng không quá 1%.

Từ thời điểm đó đến hôm nay (27/10), tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 160 đồng/USD, tương đương tăng 0,77%, lên 20.788 đồng/USD. Theo ghi nhận của Gafin, đây là mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng cao nhất từ trước tới nay.

Nguồn DVT.vn/SBV
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Giá USD ngân hàng vượt 21.000 đồng

Thứ sáu, 28/10/2011 08:15

USD4.jpg


(DVT.vn) - Hôm nay (28/10), giá USD của các ngân hàng thương mại lên 21.011 đồng/USD do tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 15 đồng.


Ngân hàng Nhà Nước điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 28/10 thêm 15 đồng lên 20.803 đồng/USD.

Trong 3 phiên thứ ba liên tiếp, tỷ giá liên ngân hàng tăng tổng cộng 55 đồng/USD.

Đây là phiên tăng thứ 14 của tỷ giá bình quân liên ngân hàng kể từ đầu tháng 10 đến nay.

Tính đến hôm nay, tỷ giá liên ngân hàng đã tăng 175 đồng, tương đương 0,85%, so với ngày 7/9, ngày thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định từ nay tới cuối năm sẽ kiểm soát tỷ giá tăng không quá 1%.

Giá USD bán ra của hai ngân hàng Eximbank và BIDV điều chỉnh tăng lên 21.011 đồng/USD, giá mua vào lần lượt là 20.991 và 20.998 đồng/USD.

Ngày 27/10/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản số 8402/NHNN-QLNH yêu cầu các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối báo cáo và đăng ký nhu cầu mua ngoại tệ nhằm mục đích triển khai các giải pháp nhằm bình ổn tỷ giá và thị trường ngoại hối.

Theo đó, các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối báo cáo chi tiết doanh số giao dịch ngoại tệ với khách hàng, doanh số giao dịch ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng và trạng thái ngoại tệ cuối ngày 27/10/2011; đăng ký lượng ngoại tệ cần mua từ NHNN và dự báo nhu cầu ngoại tệ trong thời gian hai tuần tới.

Duy Linh
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
NHNN: Vốn điều lệ 100 tỷ trở lên mới đươc kinh doanh vàng miếng




Ngoài ra doanh nghiệp phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng.

Theo dự thảo Nghị định của NHNN trình Chính phủ về các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Dự thảo nghị định theo hướng thu hẹp đối tượng được phép kinh doanh mua bán vàng miếng, không khuyến khích hoạt động mua bán vàng miếng.

Hoạt động mua bán vàng miếng được thực hiện khá tự do tại hầu hết 12.000 doanh nghiệp kinh doanh vàng, gây khó khăn cho công tác quản lý và tăng nguy cơ "vàng hóa".

Dự thảo Nghị định bổ sung quy định coi hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, có cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Cụ thể, để được NHNN cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mua bán vàng miếng, các doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
  • Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên;
  • Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 02 năm trở lên;
  • Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế);
  • Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Dự kiến số lượng doanh nghiệp được phép kinh doanh mua bán vàng miếng sẽ thu hẹp đáng kể từ trên 10 ngàn doanh nghiệp như hiện nay xuống chỉ còn một số doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có khả năng tài chính, kinh nghiệm, uy tín trong lĩnh vực kinh doanh vàng được phép tiếp tục thực hiện mua bán vàng miếng.

Tuy nhiên, để bảo đảm quyền tích trữ, mua bán vàng của người dân, dự thảo Nghị định quy định các điều kiện kinh doanh mua bán vàng miếng của TCTD tương đối thuận lợi để dựa vào mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của TCTD thực hiện mua bán vàng với người dân.

Đồng thời, để tăng cường hiệu quả quản lý, dự thảo Nghị định cũng bổ sung quy định. Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

Như vậy, việc kinh doanh vàng miếng không có giấy phép của NHNN và hoạt động mua bán vàng miếng trên thị trường tự do là hoạt động bất hợp pháp và sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của Nghị định 95/2011/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành.

Thanh Hải
Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
NHNN trình Chính phủ 7 biện pháp quản lý thị trường vàng

Thứ sáu, 28/10/2011 16:14
18245066.JPG


(DVT.vn) - NHNN sẽ quản lý chặt chẽ và can thiệp mạnh vào thị trường vàng nhưng vẫn đảm bảo quyền tích trữ vàng, mua bán vàng của người dân.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa trình Chính phủ các biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng. Trong đó, bao gồm những nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất, NHNN quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất vàng miếng. Theo đó, để được NHNN xem xét cấp phép sản xuất vàng miếng, các doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện là doanh nghiệp có đăng ký hoạt động sản xuất vàng miếng với vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên. Bên cạnh đó, phải chiếm từ 25% thị phần sản xuất vàng miếng trong nước trở lên trong 3 năm liên tiếp gần nhất. Dự kiến với các điều kiện nêu trên, số lượng doanh nghiệp được phép sản xuất vàng miếng sẽ giảm xuống đáng kể.

Đồng thời, dự thảo Nghị định cũng quy định rõ việc sản xuất vàng miếng được thực hiện theo hạn mức do NHNN cấp từng lần. Ngoài ra, dự thảo cũng quy định cụ thể trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất vàng miếng, đặc biệt là quy định kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

Thứ hai, dự thảo Nghị định thu hẹp đối tượng được phép kinh doanh mua bán vàng miếng, không khuyến khích hoạt động mua bán vàng miếng. Các doanh nghiệp được kinh doanh mua bán vàng miếng phải có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên; Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này từ 2 năm trở lên; Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp; Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Tuy nhiên, để bảo đảm quyền tích trữ, mua bán vàng của người dân, dự thảo Nghị định quy định các điều kiện kinh doanh mua bán vàng miếng của TCTD tương đối thuận lợi để dựa vào mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của TCTD thực hiện mua bán vàng với người dân.

Đồng thời, để tăng cường hiệu quả quản lý, dự thảo Nghị định cũng bổ sung quy định, hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được NHNN cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng”.

Thứ ba, NHNN quản lý chặt chẽ hoạt động xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu. Theo quy định này, NHNN sẽ tổ chức xuất nhập khẩu hoặc cấp phép cho doanh nghiệp, TCTD xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu. NHNN sẽ lựa chọn hình thức phù hợp với thực tế và mục tiêu quản lý theo từng giai đoạn.

Thứ tư, NHNN thực hiện quản lý chặt chẽ hơn hoạt động sản xuất, mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ. Theo quy định tại dự thảo Nghị định, hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phải được NHNN cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Đây cũng là cơ sở để cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu. Mặt khác, việc yêu cầu các doanh nghiệp phải đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm và công bố tiêu chuẩn áp dụng sẽ góp phần kiểm soát chất lượng và hạn chế tình trạng gian lận tuổi vàng.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ, dự thảo Nghị định quy định hoạt động này là hoạt động kinh doanh có điều kiện nhưng không cần cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Thứ năm, quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh vàng khác. Dự thảo Nghị định quy định các hoạt động kinh doanh vàng khác, ngoài hoạt động được quy định trong dự thảo Nghị định sẽ chỉ được phép thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ cho phép và được NHNN cấp phép.

Thứ sáu, tạo cơ chế cho phép NHNN thực hiện các biện pháp can thiệp bình ổn thị trường vàng khi có diễn biến bất thường. Dự thảo Nghị định quy định cho phép NHNN thực hiện can thiệp bình ổn thị trường vàng thông qua cấp phép sản xuất vàng miếng; Tổ chức mua bán vàng miếng trên thị trường trong nước; Tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu; Tổ chức huy động vàng.

Thứ bảy, Nhà nước thực hiện điều tiết thị trường vàng thông qua chính sách thuế. Dự thảo Nghị định quy định Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với NHNN trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu vàng, thuế trị giá gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập đối với hoạt động kinh doanh vàng phù hợp trong từng thời kỳ.

Theo quy định này, ngoài chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu vàng, Bộ Tài chính sẽ làm đầu mối kiến nghị việc ban hành chính sách thuế đối với kinh doanh vàng trong nước như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập nhằm giảm tính hấp dẫn của việc mua bán, tích trữ vàng miếng. Đây sẽ là biện pháp kinh tế có hiệu quả cao trong việc góp phần hạn chế tình trạng ”vàng hoá” trong nước.

Phương Dung