Tin trong nước

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Rớt mạnh, giá vàng rời mốc 45 triệu đồng/lượng





So với lúc mở cửa, giá vàng các hiệu giảm 400 - 500 nghìn đồng/lượng. Vàng thế giới đang lao dốc do hoạt động bán chốt lời và đồng USD mạnh lên.

10h15
Giá vàng trong nước sau khi hạ nhẹ đầu phiên, đã nhanh chóng biến động theo thế giới khi mốc 45 triệu đồng/lượng không giữ nổi.

Tại Hà Nội, giá vàng SJC của Bảo Tín Minh Châu hiện là 44,45 - 44,8 triệu đồng/lượng, giảm 450 nghìn đồng so với đầu giờ sáng. Giá vàng của SJC Hà Nội giảm thêm 400 nghìn đồng mua vào và 200 nghìn đồng bán ra xuống 44,45 - 44,9 triệu đồng/lượng.

Tại Tp. Hồ Chí Minh, giá vàng SJC giảm 350 nghìn đồng xuống 44,55 - 44,85 triệu đồng/lượng, vàng SBJ mất 500 nghìn đồng xuống 44,5 - 44,8 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng sáng nay có lúc rớt xuống 1.705 USD/ounce, từ mức trên 1.743 USD/ounce cuối phiên thứ 6 tuần trước, và giờ hồi phục đôi chút lên 1.714 USD/ounce. Giá vàng hạ do áp lực chốt lời cộng với đồng USD mạnh lên sau khi Nhật Bản quyết định can thiệp hạ giá đồng Yên.

gold18.gif

Giá vàng đang đi xuống sau 5 ngày tăng liên tục (nguồn: Kitco)

------------------

Giá vàng trong nước sáng nay quay đầu hạ sau khi tăng tổng cộng 1,3 triệu đồng/lượng trong tuần trước.
8h55

Tại Hà Nội, giá vàng SJC của công ty VBĐQ Bảo Tín Minh Châu được niêm yết ở 44,95 – 45,25 triệu đồng/lượng, không đổi so với hai ngày cuối tuần. Giá vàng SJC của công ty VBĐQ SJC Hà Nội trong khi đó hạ 250 nghìn đồng mua vào và 100 nghìn đồng bán ra xuống 44,85 – 45,1 triệu đồng/lượng.

Tại Tp. Hồ Chí Minh, giá vàng SJC của công ty VBĐQ Sài Gòn SJC hạ 100 nghìn đồng cả hai chiều mua và bán xuống 44,9 – 45,2 triệu đồng/lượng. Giá vàng SBJ của Sacombank SBJ điều chỉnh tương tự xuống 45 – 45,3 triệu đồng/lượng.

Hoạt động giao dịch trên thị trường vàng trong nước 2 ngày cuối tuần tương đối trầm. Nguyên nhân là do tỷ giá USD biến động mạnh, phần khác bởi tác động từ dự thảo Nghị định của NHNN trình Chính phủ về các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh vàng, trong đó không khuyến khích hoạt động mua bán vàng miếng và thu hẹp đối tượng được phép kinh doanh vàng miếng.

Tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố áp dụng cho ngày cuối tháng 10 giữ nguyên tại 20.803 đồng, không đổi so với cuối tuần trước, nhưng đã tăng tổng cộng 175 đồng trong tháng này. Tỷ giá trần áp dụng cho các NHTM sáng nay là 21.011 đồng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng sau khi trải qua tuần tăng mạnh nhất kể từ đầu năm 2009, với gần 7%, sáng nay quay đầu đi xuống khi nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp của G20. Hiện vàng giao ngay chỉ còn 1.726 USD/ounce, kém 17 USD so với cuối ngày thứ Sáu.

Quy đổi theo tỷ giá USD ngân hàng, giá vàng trong nước đang cao hơn vàng thế giới 800 – 1 triệu đồng/lượng. Tính theo tỷ giá USD tự do, khoảng cách đã được xoá bỏ.

Triển vọng giá vàng thế giới tuần này, theo kết quả khảo sát của Kitco, có 19/26 ý kiến dự báo giá tăng, viện dẫn những lạc quan vào khả năng có các chương trình kích thích kinh tế mới từ Mỹ và châu Âu.

Thanh Bình

Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Thị trường vàng sắp bị thao túng?




Với dự thảo Nghị định mới về kinh doanh vàng, nhiều doanh nghiệp lo lắng sẽ bị loại khỏi "cuộc chơi" bởi những quy định khiến không ít doanh nghiệp phải "đầu hàng".

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước công bố những nội dung chủ yếu trong dự thảo Nghị định mới về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã được trình Chính phủ. Theo đó, chỉ những doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên, chiếm 25% thị phần trong nước trong 3 năm gần nhất mới được xem xét cho sản xuất, gia công vàng miếng.

Cụ thể, một doanh nghiệp nếu muốn sản xuất và kinh doanh vàng miếng phải đủ các điều kiện sau: có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vàng miếng theo quy định, có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên, có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị đầy đủ và đặc biệt là chiếm từ 25% trở lên thị phần sản xuất vàng miếng trong 3 năm liên tiếp gần nhất.

Nhận định về dự thảo này, ông Nguyễn Minh Châu, Tổng giám đốc Bảo Tín Minh Châu, cho hay, về mặt chủ trương thì việc Ngân hàng Nhà nước muốn quản lý sát sao hơn thị trường vàng là tốt, song những phương án đề ra vẫn còn nhiều bất cập.

Thứ nhất, hiện có 8 tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép sản xuất vàng miếng (SJC, PNJ, SBJ, AAA, Bảo Tín Minh Châu…). Thế nhưng trong đó, SJC đã chiếm thị phần sản xuất và thị phần bán ra trên thị trường lên tới hơn 90% (điều này nằm trong thông báo của Ngân hàng Nhà nước – PV). 7 doanh nghiệp còn lại chỉ còn 10% thị phần, làm sao đáp ứng đủ điều kiện 25% thị phần như trong dự thảo luật mới. Vậy nên chủ trương mới của Ngân hàng Nhà nước vô hình chung lại mang đến sự độc quyền cho thị trường vàng, bởi đáp ứng đủ điều kiện trên chỉ có mỗi Công ty TNHH Một thành viên vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC).

Bên cạnh đó, điều kiện vốn điều lệ 500 tỷ đồng trở lên là một con số không nhỏ với các doanh nghiệp kinh doanh vàng hiện nay. Bảo Tín Minh Châu nếu tăng gom huy động vốn thì có thể đáp ứng được, song không ít doanh nghiệp khác phải “đầu hàng” trước điều kiện này. Bởi lẽ, các doanh nghiệp vàng hoạt động mua đi bán lại, cứ có tiền lúc khách bán vàng lại phải bỏ ra mua, đến lúc khách mua vào thì mới gom được tiền. Như vậy, doanh nghiệp khó mà một lúc tập trung được một lượng vốn lên tới 500 tỷ đồng.

“Nếu dự thảo trên được duyệt, thì hiện chỉ có 1 doanh nghiệp đủ điều kiện để được phép tiếp tục sản xuất và gia công vàng miếng. Việc này ngoài dẫn đến sự độc quyền, thị trường vàng không còn tính cạnh tranh, thì còn mang đến nhiều hạn chế khác. Chẳng hạn, trước đây, có những thời điểm người dân mua vàng nhiều đến nỗi tất cả 8 thương hiệu vàng đều không đáp ứng đủ, nên có hiện tượng khan hàng. Nay nếu chỉ giao cho 1 đơn vị sản xuất và gia công, thì càng không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Một khi không đáp ứng được thì sẽ kích thích vấn đề nhập lậu, ảnh hưởng đến thị trường vàng, ngoại tệ, ngân sách Nhà nước…”, ông Châu nói.

Còn đại diện PNJ cho biết, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống công nghệ để sản xuất vàng miếng và họ cũng bỏ ra nhiều chi phí, công sức để xây dựng thương hiệu bao năm nay. Hiện tại, ngoài SJC vẫn có đến 7 thương hiệu vàng miếng khác đang được người tiêu dùng chọn lựa. Nếu dự thảo của Ngân hàng Nhà nước được duyệt thì sẽ là một "đòn đau" cho nhiều doanh nghiệp.

Một chuyên gia kinh tế bình luận, có thể với dự thảo lần này, Ngân hàng Nhà nước muốn hướng đến là quản lý trực tiếp hoạt động vàng, mà cụ thể ở đây là thị trường vàng miếng. Thực tế cho thấy, cơ quan này đã can thiệp vào giá mua bán hằng ngày của SJC để bình ổn thị trường. Có thể sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ thành lập một đơn vị để nhận đơn hàng trực tiếp của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, sau đó phân bổ về SJC để gia công.

Bởi trong dự thảo ghi rõ: “Việc sản xuất vàng miếng (của doanh nghiệp đủ điều kiện – PV) được thực hiện theo hạn mức do Ngân hàng Nhà nước cấp từng lần”. Như vậy, nếu làm theo cách này, thì Ngân hàng Nhà nước sẽ dễ dàng điều tiết và bình ổn thị trường hơn, song các doanh nghiệp muốn có vàng để bán thì sẽ phải liên hệ với Ngân hàng Nhà nước và chờ duyệt, không khác nào cơ chế “xin – cho” một thời.
Đa số những doanh nghiệp có thị phần nhỏ cho hay, rất lo lắng nếu dự thảo luật mới của Ngân hàng Nhà nước được duyệt. Song nếu điều này thành hiện thực, họ cũng sẽ phải tìm các hướng kinh doanh khác. Thậm chí, có doanh nghiệp cho hay họ có nhiều cách để lách, “chỉ sợ người thiệt thòi cuối cùng vẫn là người tiêu dùng”.

Một số doanh nghiệp còn lại cho biết sẽ đầu tư hơn vào kinh doanh vàng trang sức. Bởi, điểm nới và "thoáng" của dự thảo Nghị định Quản lý kinh doanh vàng lần này là Ngân hàng Nhà nước không quy định hoạt động kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Đây là một tín hiệu vui cho các doanh nghiệp vàng có thị phần nhỏ hiện nay.

Theo Thu Hạ
Báo đất việt​
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Ngân hàng ngày càng khắt khe với bất động sản

Thứ ba, 01/11/2011 16:52

tienbds1.jpg


Không chỉ hạn chế cho vay mới, nhiều nhà băng còn tăng cường siết nợ với các dự án bất động sản.


Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt cho biết, từ sau khi có chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nước về kiểm soát chặt tín dụng, nhà băng này không cho vay mới khoản bất động sản nào dù vẫn còn dư địa.


Về việc giảm dư nợ cho vay phi sản xuất xuống 16% (trong đó có bất động sản), ông này cho biết nhà băng sẽ tập trung vào thu nợ nên khả năng hoàn thành mục tiêu này.


Riêng cho với tín dụng bất động sản, ông Hưởng cho biết tỷ trọng vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Về khoản vay 100 tỷ đồng của Công ty địa ốc Dầu khí (đơn vị vừa công bố bán tháo dự án bất động sản để trả nợ ngân hàng trong đó có Bưu Điện Liên Việt), ông Hưởng cho biết, nhà băng đã có các phương án giải quyết, đảm bảo không ảnh hưởng đến nợ xấu.


Giám đốc chi nhánh một nhà băng cổ phần tại Hà Nội tiết lộ, ngoài việc siết nợ bất động sản, các khoản vay mới đối với lĩnh vực này gần như bị “bật đèn đỏ”. Cách đây vài tháng, ông này còn có quyền quyết định cho vay vài tỷ đồng với loại hình này. Giờ đây, mọi quyết định cho vay mà liên quan đến các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán… đều phải gửi lên cho chủ tịch hội đồng tín dụng phê duyệt. Ông này chia sẻ: “Trên thực tế, điều này cũng đồng nghĩa với việc khả năng vay được là bằng không”.


Tổng giám đốc ngân hàng Phương Đông (OCB) - ông Trịnh Văn Tuấn cho biết, ngay khi chỉ thị 01 ban hành, nhà băng này đã lên kế hoạch giảm dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất bằng cách siết chặt và gần như không cho vay mới mà chỉ giải ngân cho những dự án cũ đã kí trước đó. Đến nay, dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất của OCB chỉ còn khoảng 16% trên tổng dư nợ. Nếu tỷ lệ này xuống thấp nữa, OCB mới cân nhắc cho vay các hợp đồng mới trong đó có bất động sản nhưng phải xét duyệt hết sức gắt gao.


Ông Phạm Quang Tùng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, từ trước ngày 30/6, tỷ trọng cho vay phi sản xuất của đơn vị này vẫn ở dưới 16%, thấp hơn so với con số mà Ngân hàng Nhà nước quy định. Tuy nhiên, nhà băng này gần như không dồn vốn cho vay mới bất động sản, mà chủ yếu hướng đến sản xuất kinh doanh, xuất khẩu… “Giải ngân chỉ tiến hành với phần còn lại của dự án đã phê duyệt sắp hoàn thành hoặc những dự án đã được phê trước đó”, ông Tùng thông tin.


Trong thu hồi nợ, dù không nói rõ tỷ lệ là bao nhiêu, nhưng Phó tổng giám đốc BIDV cho biết cũng có một số khoản nợ bất động sản phải cơ cấu lại. Vài doanh nghiệp bị chuyển nhóm nợ xấu hơn do thị trường khó khăn trong suốt thời gian vừa qua.


Không bình luận cụ thể về việc các doanh nghiệp bán dự án để trả nợ ngân hàng, song Phó tổng giám đốc BIDV nhìn nhận, không nên xem đây là hiện tượng bán tháo vì mỗi đơn vị có chiến lược kinh doanh riêng, họ phải cân đối cái thiệt cái lợi giữa giảm giá bán và chi phí vốn bỏ ra sao cho hợp lý nhất.


Trong số các nhà băng lớn, Agribank là đơn vị có tỷ lệ nợ xấu cao với mức 6,67% tổng dư nợ mà theo Chủ tịch hội đồng thành viên Agribank – Nguyễn Ngọc Bảo, chủ yếu nằm ở lĩnh vực bất động sản của những dự án 2008-2009. Cũng vì thế, với các khoản vay mới trong lĩnh vực này, nhà băng này cực kỳ cẩn trọng, và chủ yếu tập trung thu hồi nợ.


Với những nhà băng lỡ để tỷ lệ cho vay phi sản xuất hiện nay vẫn ở mức quá cao, không chỉ có bất động sản mà các lĩnh vực nhạy cảm khác cũng bị dừng. Tổng giám đốc của một ngân hàng cổ phần có quy mô nhỏ tại TP HCM chia sẻ, dù nhà băng ông đã dừng hẳn cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất, trong đó có cho vay bất động sản, tiêu dùng từ giữa năm nay, nhưng khả năng vẫn khó giảm được tỷ lệ xuống 16% đúng thời hạn 31/12.


Hiện tại, dư nợ phi sản xuất của ngân hàng vẫn chiếm đến trên 30% trong đó rất nhiều khoản vay thuộc trung và dài hạn. "Để có thể đưa về đúng 16% trước ngày 31/12 quả là một việc quá sức đối với nhà băng", ông bộc bạch.

Nguồn Vnexpress
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Dự báo kiều hối đạt kỷ lục 8,5 tỷ USD

Thứ ba, 01/11/2011 19:43

Lãnh đạo một ngân hàng lý giải rằng không loại trừ một số nguồn tiền kiều hối về Việt Nam để đầu cơ lãi suất.

d5914_USD.gif


Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lượng kiều hối về Việt Nam trong năm nay dự báo đạt khoảng 8,5 tỷ USD, cao hơn mức kỷ lục 8 tỷ USD của năm 2010.

Trong đó, lượng kiều hối về Việt Nam trong quí 1 năm nay đạt khoảng 2,5 tỷ USD, quý 2 đạt 2 tỷ USD và trong quý 3 là 2,5 tỷ USD.

Lãnh đạo một ngân hàng đang chuyển khoảng 20% kiều hối hàng năm lý giải rằng, không loại trừ một số nguồn tiền kiều hối về Việt Nam để đầu cơ lãi suất. Lãi suất tiền gửi USD ở nước ngoài hiện chỉ từ 0% đến 0,5%/năm trong khi ở Việt Nam là khoảng 2%/năm.

Nhưng ông cũng lo ngại là một lượng rất lớn kiều hối nhiều năm nay không vào ngân hàng mà được bán ra thị trường tự do vì tỷ giá ở thị trường này cao hơn ngân hàng. Do vậy, nguồn ngoại tệ này có thể gây thêm áp lực cho tỷ giá và công tác quản lý thị trường.

Năm 1999, lượng kiều hối chuyển về nước mới chỉ chiếm 4,2% tổng sản lượng nội địa (GDP), năm 2002 đã tăng lên 7,8%. Năm 2010, lượng kiều hối đã bằng khoảng 7,7% GDP (GDP ước trên 100 tỷ USD).

Trong khi các nguồn khác như vốn hỗ trợ phát triển (ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) đóng góp vào cán cân thanh toán ngày một khó khăn thì kiều hối vẫn tăng đều và dồi dào. Theo NHNN, năm 2010, nguồn ngoại tệ ròng này đã bù đắp gần 50% thâm hụt thương mại.

Ngân hàng thế giới (WB) cho hay, Việt Nam xếp thứ 16 trong các quốc gia nhận nhiều kiều hối nhất năm 2010. Tại Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 2 về nhận kiều hối, sau Philippines (khoảng 21,3 tỷ USD năm 2010).
Nguồn TBKTSG
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Vàng tăng 100 nghìn, lên 45,3 triệu đồng/lượng

Thứ năm, 03/11/2011 08:27

Theo đà tăng của giá vàng thế giới, từ hôm qua đến nay giá vàng trong nước đã tăng 450 nghìn đồng/lượng, về bằng mức giá đóng cửa cuối tuần trước.

59cda_vang02.jpg


Tại 8h15, vàng SJC giao dịch tại 45,05 - 45,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và 100 nghìn đồng/lượng bán ra so với chiều hôm qua.

Như vậy, từ hôm qua đến nay giá vàng SJC đã tăng 450 nghìn đồng/lượng, đưa giá vàng về ngang mức đóng cửa cuối tuần trước là 45,3 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SBJ - Sacombank bất ngờ tăng mạnh 400 nghìn đồng/lượng so với chiều qua, lên 45,1 - 45,4 triệu đồng/lượng.

6d21e_a145.jpg
Biểu đồ giá vàng SJC từ cuối tuần trước (29/10) đến nay (8h20 ngày 3/10)
Nguồn: SJC


Trên thị trường thế giới, giá vàng giao tháng 12 đang tăng 4 USD/oz so với chốt phiên hôm qua, lên 1.733,6 USD/oz. Phiên trước, giá vàng thế giới tăng lần đầu tiên sau 3 phiên và có thời điểm lên tới 1.745,6 USD/oz.

Giá vàng giao ngay trên Kitco hiện ở 1.732,1 USD/oz, quy đổi theo tỷ giá niêm yết tại ngân hàng, giá vàng thế giới thấp hơn trong nước 1,3 triệu đồng/lượng, nới rộng so với mức 1 triệu đồng/lượng vào 17h hôm qua.
Nguồn DVT.vn/SJC/SBJ
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
NHNN yêu cầu báo cáo dư nợ tín dụng bất động sản

Ngày 4/11, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu báo cáo dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản.

1320408203_bds%202.png


Theo đó, để phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của NHNN, Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở) báo cáo một số thông tin về tín dụng liên quan đến bất động sản chậm nhất vào ngày 9/11/2011.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của các thông tin báo cáo cho NHNN.

Thu Thủy
Theo NDHMoney
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Chính phủ cam kết “không để đổ vỡ ngân hàng”

Thứ sáu, 04/11/2011 20:46

vu-duc-dam.JPG


Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam.

(DVT.vn) - Cam kết này được tái khẳng định bởi người phát ngôn Chính phủ Vũ Đức Đam và Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến.

Chiều nay (4/11), tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 10, những vấn đề "nóng hổi" xoay quanh tình hình hệ thống ngân hàng hiện nay chiếm một thời lượng lớn trong phiên thảo luận giữa báo chí và đại diện các cơ quan bộ, ngành Chính phủ.

Rà soát tín dụng bất động sản của các ngân hàng

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, Chính phủ qua các báo cáo thảo luận từ nhiều kỳ, “biết rất rõ về tình hình kinh doanh bất động sản gần đây và hiện nay khó khăn như thế nào, biết rõ mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp trong hoạt động kinh doanh bất động sản của các ngân hàng”.

Người phát ngôn Chính phủ khẳng định, hiện nay, đã giao các cơ quan chức năng đảm bảo kiểm soát thị trường bất động sản, không để đổ vỡ ngân hàng.

Về phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến cho hay, các ngân hàng thực hiện kinh doanh đều phải tuân thủ theo luật pháp và những quy định của Luật tổ chức tín dụng. Các hoạt động này đều được giám sát bởi cơ quan giám sát của NHNN, nếu có trường hợp vi phạm pháp luật thì chắc chắn sẽ bị xử lý theo đúng các quy định.

NHNN sẽ giám sát và rà soát lại hệ thống, xem xét có những trường hợp nào cố tình không tuân thủ quy định pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản hay không.

Cũng trong chiều nay, NHNN đã ban hành văn bản số 8641 yêu cầu, chậm nhất vào ngày 9/11, các tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi báo cáo tình hình dư nợ tín dụng bất động sản cho Ngân hàng Nhà nước. Trong đó, riêng Ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở không phải báo cáo thông tin.

Hệ thống ngân hàng về cơ bản lành mạnh

Về sức khỏe của hệ thống ngân hàng, Phó Thống đốc khẳng định, “đang hoạt động về cơ bản là ổn định, lành mạnh”. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng, đang có một số bộ phận khó khăn, hiệu quả không cao. Do vậy, cần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, nhằm tăng quy mô hiệu quả và sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng.

Ông Tiến cho rằng, việc các ngân hàng có những thời điểm nhất định gặp khó khăn trong quá trình phát triển là khó tránh khỏi. NHNN và các cơ quan của Chính phủ đang có các giải pháp hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ về thanh khoản ngắn hạn cho những đối tượng này.

Phó Thống đốc lưu ý: “Đừng nghĩ rằng ngân hàng lớn là mạnh, ngân hàng nhỏ là yếu. Tính hiệu quả không hẳn phụ thuộc vào quy mô mà phụ thuộc vào công tác quản trị và công tác phòng ngừa rủi ro”.

Hệ thống ngân hàng đang đặt ra mục tiêu là cơ cấu lại nhằm hiệu quả hơn, lành mạnh hơn và đóng góp tích cực hơn cho quá trình phát triển kinh tế cũng như đời sống nhân dân. Quá trình đó là tất yếu với quá trình cơ cấu nền kinh tế.

nguyen-dong-tien.JPG


Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến.


Vỡ tín dụng đen - gây dựng niềm tin vào hệ thống ngân hàng!

Trao đổi với DVT.vn về vấn đề vỡ tín dụng đen trong thời gian gần đây, Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến xác định đây là một vấn đề mang tính chất xã hội và cũng đã từng xảy ra trong quá khứ.

Hiện tượng này phản ánh khá rõ về một mặt đời sống kinh tế và xã hội đang có những vấn đề tiêu cực, song quy định và xử lý của luật pháp về những vấn đề này vẫn còn chưa đầy đủ.

Nhận xét về tín dụng đen, Phó Thống đốc nói: “Có những cá nhân đã lợi dụng lòng tin của người khác, hay nói thẳng ra là lòng tham của người khác, dẫn đến hậu quả thiệt hại cho cá nhân, bất ổn cho xã hội.”

Ông cho biết, đây đang làm mối quan tâm lớn của Chính phủ, các ngành các cấp, các địa phương. Bên cạnh cần phải có những quy định chặt chẽ để bảo vệ người dân, tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, tránh sa vào bẫy của những kẻ không trung thực, thì theo Phó Thống đốc, cũng cần củng cố lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng, ngăn ngừa những thiệt hại không mong muốn.

Bánh xe kinh tế đang giảm tốc khi chuyển hướng

Về điều hành tiền tệ, Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến nhắc lại, mục tiêu từ đầu năm là kiểm soát tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ở mức 20%. Tuy nhiên, sau đó, các đánh giá đều cho thấy, nếu thực hiện theo mục tiêu này thì vẫn không đáp ứng được những mục tiêu lớn khác, do vậy đã quyết định hạ xuống mức 12%.

Ông Tiến cũng lưu ý, lạm phát mới bắt đầu có dấu hiệu giảm nhưng vẫn đang ở mức cao. Do vậy, từ nay đến cuối năm, phải giữ điều hành ở mức 12% thì mới phù hợp với các mục tiêu về ổn định vĩ mô và kiềm lạm phát của Chính phủ.

Trong giai đoạn ổn định và cơ cấu lại nền kinh tế thì việc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt là cần thiết và phù hợp.

Đại diện NHNN cũng thừa nhận rằng, tất nhiên hoạt động điều hành này sẽ ảnh hưởng tới một bộ phận doanh nghiệp và nền kinh tế. Song Chính phủ đã xác định, chấp nhận một mức tăng trưởng phù hợp, có thể chậm lại so với trước nhưng phải đảm bảo các cân đối vĩ mô được ổn định, kiểm soát được lạm phát và có cơ hội tái cơ cấu.

“Chúng ta hình dung, giống như một cỗ xe đang chạy nếu muốn chuyển hướng, đương nhiên chúng ta phải giảm tốc độ trừ khi tay lái ‘quá lụa’ thì mới vừa có thể giữ được tốc độ cao lại vừa vượt qua được những khúc rẽ” - Phó Thống đốc NHNN ví von như vậy.​
Bích Diệp
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
“Chính sách tiền tệ đừng để doanh nghiệp “chết oan”!

Doanh nghiệp cần biết hy sinh vì mục tiêu chung, nhưng chính sách đưa ra cũng không được làm mất đi động lực của doanh nghiệp.

Quan điểm trên được đại biểu Quốc hội - Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam (VID Group) Nguyễn Thị Nguyệt Hường đưa ra, trước thực tế hàng chục nghìn doanh nghiệp “biến mất” từ đầu năm đến nay, cũng như số doanh nghiệp thành lập mới đang giảm dần.

Ở góc độ vừa là đại biểu, vừa là một doanh nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh, vật lộn với những khó khăn trên thương trường, vị đại biểu này thẳng thắn nhìn nhận những mặt được và chưa được trong công tác điều hành của cơ quan quản lý cũng như bản thân các doanh nghiệp.

ImageView.aspx


Đại biểu Quốc hội - doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường.


Trao đổi với VnEconomy, bà Hường nói:

- Nhằm thể hiện cam kết, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xây dựng lộ trình giảm dần lãi suất cả đầu vào lẫn đầu ra, trong đó trần lãi suất huy động 14% cũng là một quyết sách mạnh thể hiện cam kết đó.

Trên thực tế, do khó khăn chung của nền kinh tế, không chỉ khối doanh nghiệp mà khối ngân hàng cũng rất khó khăn. Do đó, để hạ lãi suất, tôi cho rằng, quan trọng nhất vẫn phải là kiềm chế được lạm phát, phải hy sinh một vài mục tiêu nhỏ.

Đến thời điểm này, Chính phủ vẫn đang nhìn nhận tình hình rất khó khăn nên định hướng cho mục tiêu kiềm chế lạm phát lại trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp chúng tôi hoàn toàn thông cảm, chia sẻ, đồng lòng chung sức với Chính phủ.

Có ý kiến cho rằng, trong 9 tháng đầu năm, việc có đến gần 50 nghìn doanh nghiệp “biến mất” có nguyên nhân không nhỏ từ việc nguồn tín dụng bị thắt quá chặt?

Không loại trừ nguyên nhân đó, nhưng theo tôi đây là một trong cơ hội, thời điểm thích hợp để sàng lọc doanh nghiệp, loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém, hoạt động không hiệu quả. Tất nhiên, đâu đó cũng có những doanh nghiệp có thương hiệu, uy tín, nhưng vì khó khăn tức thời về tài chính mà họ phải loại bỏ khỏi cuộc chơi. Đó là điều đáng tiếc, bởi như thế là họ đã "chết oan".

Tôi hy vọng rằng, vấn đề quan trọng là việc phân loại cụ thể các nhóm, ngành, doanh nghiệp nào được tiếp cận vốn tín dụng hoặc cơ hội để đảm bảo sản xuất sẽ được điều hành chi tiết, cụ thể hơn trong thời gian tới.

Bởi, trong thời gian qua, với chủ trương không hỗ trợ vốn tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản, chứng khoán chưa được thực hiện một cách cụ thể và chuẩn xác. Về nguyên tắc, thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực này là đúng, song với những doanh nghiệp trong khu công nghiệp muốn mở rộng sản xuất, đầu tư nhà xưởng thì lại cho rằng họ đang đầu tư bất động sản, nên không cho vay vốn, như vậy sẽ làm triệt tiêu động lực cũng như khiến họ mất luôn cơ hội kinh doanh.

Tôi nghĩ, chính sách và cách điều hành phải hướng đến những nhân tố tích cực để giải quyết những mục tiêu mà chúng ta đã đưa ra.

Ngoài bất cập như bà nói, kế hoạch kinh doanh năm nay của VID Group có bị “vỡ” không bởi việc “thắt” tín dụng có phần hơn quá so với mục tiêu ban đầu?

Năm 2010 tăng trưởng tín dụng khoảng 30%, rồi đầu năm nay lại đề ra là 20%, nhưng sau đó Chính phủ dự kiến cả năm nay chỉ khoảng 12% rõ ràng là bị siết hơi mạnh tay, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn vì đang đầu tư dở chừng, sản xuất bị đình trệ.
Tôi cho rằng, cần phải có những tính toán kỹ lưỡng về mức tăng trưởng tín dụng cũng như đối tượng được thu hưởng.

Riêng với VID Group, chúng tôi là doanh nghiệp đầu tư dài hạn và theo tín hiệu của thị trường nên cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Cũng có thể mỗi một doanh nghiệp có một cách làm khác nhau, vấn đề là khi nhìn thấy một xu hướng chung thì phải có điều tiết cho phù hợp. Nếu thấy nhà nước siết thế mà vẫn tiếp tục đầu tư ồ ạt thì rõ ràng là dòng tiền vào và ra không cân đối, tất yếu sẽ khó khăn.

Cho nên, chúng ta cũng không thể đổ hết cho Chính phủ và ngân hàng mà phải có những chiến lược phù hợp, phải chủ động trong tình thế khó khăn này, phải có cách thức xoay xử để thích nghi với khó khăn.

Tôi thấy vừa qua một số doanh nghiệp bất động sản hạ giá bán là một cách thức tốt, vừa để huy động vốn để tiếp tục đầu tư và trả nợ, đó là cách thức thể hiện sự phản ứng của doanh nghiệp, vừa có lợi cho tổng thể nền kinh tế. Doanh nghiệp phải có sáng tạo để tự cứu lấy mình và thị trường chấp nhận sự sáng tạo đó thì lại càng tốt.

Có nghĩa là bà ủng hộ quan điểm điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian vừa qua?

Thực tế thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng mới nhậm chức chưa lâu. Nhưng theo tôi, động thái điều hành khá tích cực, đặc biệt là hai tuyên bố về ổn định tỷ giá và hạ lãi suất đầu ra. Với tình hình hiện nay, nếu thực hiện lãi suất 17 - 19% cho khối sản xuất là có thể thực hiện được.

Rõ ràng, kinh nghiệm của năm nay sẽ là cơ sở để chúng ta điều hành tín dụng hài hòa, hiệu quả hơn trong năm 2012.

Theo bà, doanh nghiệp hiện nay lo ngại nhất điều gì?

Tôi cho rằng, vì nền kinh tế của ta là nền kinh tế mở, nên khối doanh nghiệp tham gia và có liên quan đến xuất, nhập khẩu là khá lớn. Do vậy, một trong những nỗi lo lớn nhất của doanh nghiệp là tỷ giá, dù điều này đang là mục tiêu và cũng là cam kết của Ngân hàng Nhà nước vừa qua.

Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm là giai đoạn rất nhạy cảm, giống như một hàn thử biểu, đòi hỏi những người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cũng như các ngân hàng phải đồng lòng, chung sức để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

Bảo Anh
tbktvn

 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Bốc thăm mua nhà “bán tháo”: Hủy vì chỉ có... 2 khách!

(Dân trí) - Buổi bốc thăm và đấu giá quyền mua 15 căn hộ của dự án Petro Vietnam Landmark dự kiến được tổ chức sáng nay (8/11) đã bị hủy bởi chỉ có 2 khách hàng tham dự trong khi theo quy chế là cần có 25 khách hàng.

>> "Bán tháo" dự án hay chiêu kích cầu?
>> Bất động sản: Thời của thua lỗ, nợ nần và... bán tháo?
>> Bán tháo dự án để trả nợ ngân hàng

pv08112011_22337.jpg

Buổi bốc thăm nhà “bán tháo” của địa ốc Dầu khí bất thành ngay trong đợt chào hàng đầu tiên

Ông Đinh Duy Kỳ Vũ – Trợ lý Tổng giám đốc, đại diện của công ty cổ phần Địa ốc Dầu khí xác nhận, buổi bốc thăm và đấu giá quyền mua 15 căn hộ của dự án Petro Vietnam Landmark dự kiến được tổ chức sáng nay (8/11) đã bị hủy vì chỉ có 2 khách hàng tham dự. Bởi theo quy chế, phải có 25 khách hàng đăng ký, PVL mới tổ chức bốc và đấu giá để tìm ra chủ nhân của 15 căn hộ.

Ông Vũ cũng cho biết sẽ tổ chức bốc thăm đợt 2 đối với 30 căn hộ vào sáng thứ 6 ngày 11/11 tới. Đồng thời, công ty cũng sẽ thay đổi quy chế bốc thăm và đấu giá theo hướng không hạn chế tối thiểu số lượng khách hàng đăng ký tham gia. Và 2 khách hàng hụt cơ hội mua nhà có thể bảo lưu bốc thăm vào đợt tới.
Theo quy chế bốc thăm đợt 2, khách hàng sẽ phải đặt cọc 300 triệu đồng, thay vì 500 triệu đồng như đợt 1. Thời gian đăng ký tham gia bốc thăm từ 8/11 đến 10/11.

Căn hộ bốc thăm gồm hai loại, căn hộ có diện tích từ 150,42 m2 trở lên có mức giá khởi điểm là 15,5 triệu đồng mỗi m2. Loại căn hộ có diện từ 103,10 m2 trở xuống có mức giá khởi điểm là 16,5 triệu đồng mỗi m2 (đã bao gồm VAT). Bước giá đăng ký mua là 300.000 đồng.

Khách hàng được quyền mua căn hộ phải ký hợp đồng mua bán căn hộ trong vòng 3 ngày và thanh toán 100% giá trị căn hộ trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm bốc thăm.

Các trường hợp đã nộp tiền đặt cọc nhưng bốc thăm không thành công và không vi phạm quy chế sẽ được cô trả lại tiền cọc. Trường hợp vi phạm quy chế như đăng ký thấp hơn mức giá khởi điểm, ghi thông tin sai lệch trên phiếu đăng ký, không thanh toán đủ 100% giá trị căn hộ sẽ không được trả lại tiền cọc.

Lan Hương
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Quốc hội đặt mục tiêu đến 2015 CPI chỉ tăng từ 5-7%

08/11/2011 12:02

nguyenvangiau.jpg


Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu trả lời phỏng vấn - Ảnh: Ngọc Thắng

(TNO) Với đa số phiếu tán thành, Quốc hội (QH) đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 5 năm (2011-2015).

Tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7%
Thay mặt Ủy ban TVQH báo cáo giải trình, tiếp thu dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm tới tại nghị trường sáng nay 8.11, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, có ý kiến đại biểu đề nghị chỉ số CPI đến năm 2015 tăng không quá 5%, ý kiến khác đề nghị tăng dưới 7%.

Về chỉ tiêu này, Ủy ban TVQH cho rằng mục tiêu kiểm soát lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn 2 - 3 năm đầu của Kế hoạch 5 năm cũng như những năm tiếp theo. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân như độ mở của nền kinh tế nước ta lớn, giá nhiều hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào giá thế giới trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động khó lường; yêu cầu kiểm soát chỉ số CPI gắn với điều chỉnh giá điện, than, xăng dầu và giá một số dịch vụ công theo cơ chế thị trường…, vì vậy, đến năm 2015, CPI tăng 5 - 7% là phù hợp và là cơ sở để kiểm soát CPI bình quân trong Kế hoạch 5 năm tiếp theo dưới 5%.

“Tiếp thu ý kiến đa số ĐBQH, Ủy ban TVQH đề nghị QH quyết định chỉ tiêu chỉ số CPI tăng 5 - 7%, đồng thời đề nghị Chính phủ tập trung triển khai đồng bộ, chỉ đạo quyết liệt hơn các giải pháp để kiềm chế và giảm chỉ số CPI”, ông Nguyễn Văn Giàu cho biết.

Ngoài chỉ số giá tiêu dùng, QH cũng đồng tình với báo cáo giải trình và đề xuất của Ủy ban TVQH để “chốt” chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng (GDP) khoảng 6,5 - 7%, phấn đấu đạt cận dưới (7%) của chỉ tiêu Kế hoạch 5 năm 2011-2015 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng XI.

“Chốt” dư nợ quốc gia đến 2015 không quá 50% GDP
Cũng theo ông Nguyễn Văn Giàu, qua quá trình gửi xin ý kiến đại biểu QH về vay và trả nợ nước ngoài, có ý kiến đề nghị nợ công đến năm 2015 không quá 60% GDP. Có ý kiến đề nghị nợ quốc gia không quá 40% GDP, ý kiến khác đề nghị không quá 45% GDP. Một số ý kiến đề nghị nợ Chính phủ không quá 45% GDP, có ý kiến đề nghị không quá 55% GDP.

Về vấn đề này, Ủy ban TVQH cho rằng, trong điều kiện nợ công nước ta dự kiến cuối 2012 là 58,4% GDP và chưa thể giảm ngay do phải triển khai nhiều nhiệm vụ cấp bách, nhất là việc triển khai các đột phá chiến lược và tiếp tục đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, hộ nghèo và các vùng thường xuyên bị thiên tai… Mặt khác, độ an toàn của nợ công còn phụ thuộc vào khả năng trả nợ.

Vì vậy, căn cứ vào thực tiễn nước ta, Ủy ban TVQH đề nghị nợ công đến năm 2015 không quá 65%, dư nợ của Chính phủ không quá 50% GDP, dư nợ quốc gia không quá 50% GDP và phấn đấu giảm khi điều kiện thuận lợi. Đồng thời, cần xác định cơ cấu nợ hợp lý, tính toán và xây dựng phương án cụ thể để giảm nợ công bắt đầu từ năm 2016.

Qua biểu quyết tại hội trường sáng nay, đa số đại biểu QH tán thành với các nội dung trên theo đề xuất của Ủy ban TVQH.
Nguyệt Minh
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
NHNN quy định 3 nhóm cho vay BĐS không tính vào dư nợ phi sản xuất
Thứ hai, 14/11/2011 18:25

NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng đáp ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế với mức lãi suất hợp lý trong 2 tháng cuối năm.Ngày 14/11, NHNN ban hành văn bản 8844 thông báo về việc thực hiện các giải pháp về hoạt động tín dụng 2 tháng cuối năm 2011.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế với mức lãi suất hợp lý trên cơ sở khả năng huy động vốn của tổ chức tín dụng, phù hợp với quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ.

NHNN yêu cầu bố trí nguồn vốn để đáp ứng kịp thời các nhu cầu vay vốn tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và cho vay vốn lưu động đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trường hợp mở rộng tín dụng đối với các lĩnh vực này làm cho tăng trưởng tín dụng cả năm 2011 vượt 20%, thì tổ chức tín dụng báo cáo NHNN xem xét.

Đồng thời, các tổ chức tín dụng phải tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát hoạt động cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất theo yêu cầu của NHNN. Trong đó, khi xác định tỷ trọng dư nợ phi sản xuất so với tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng được loại trừ một số nhu cầu cho vay vốn phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và thuộc chính sách an sinh, xã hội của Chính phủ, gồm 2 nhóm:

(1) Dư nợ cho vay đối với một số nhu cầu vốn phục vụ tiêu dùng gồm nhu cầu vốn để sửa chữa nhà và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương, tiền công của khách hàng vay.

(2) Dư nợ cho vay đối với một số nhu cầu vốn để đầu tư, kinh doanh bất động sản, bao gồm 3 nhóm:

- Xây dựng nhà để bán, cho thuê cho người thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

- Xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp nhưng không thu tiền thuê nhà hoặc thu tiền thuê với giá thuê không vượt quá mức giá cho thuê nhà ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mà chi phí xây dựng nhà ở hoặc chi phí tiền thuê nhà ở được tính là chi phí hợp lý trong giá thành sản xuất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Xây dựng các công trình, dự án phát triển nhà ở sắp hoàn thiện và sẽ được bàn giao, đưa vào sử dụng trước ngày 1/1/2012 theo nội dung hợp đồng trong hoạt động xây dựng giữa chủ đầu tư và nhà thầu, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thuê tài sản.
Nguồn DVT.vn/SBV
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Bán USD cho tiệm vàng sẽ bị tịch thu

Thứ ba, 22/11/2011 07:13

Từ tháng 11/2011, nếu bị phát hiện bán USD cho tiệm vàng không có giấy phép thu đổi ngoại tệ, người dân bị phạt 50-100 triệu đồng và tịch thu tang vật.

97371_usd5.jpg


Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TPHCM cho biết, theo quy định, người dân chỉ được bán ngoại tệ tại những nơi được quy định như chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng, hoặc các quầy thu đổi được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.

Tuy nhiên, hiện người nhận kiều hối thích bán cho tiệm vàng do giá mua của tiệm vàng thường cao hơn tại ngân hàng, đồng thời mua USD tại các tiệm vàng cũng dễ hơn vì không đòi hỏi giấy tờ.

Ông Minh cảnh báo, hiện nay hầu hết tiệm vàng không được cấp phép mua bán ngoại tệ, do đó, nếu người dân mua bán USD với tiệm vàng sẽ gặp rủi ro lớn nếu bị cơ quan công an phát hiện. Mức chế tài với hành vi này hiện nay dao động từ 50-100 triệu đồng, ngoài ra còn bị tịch thu tang vật.

Về vấn đề mua ngoại tệ từ ngân hàng, ông Minh cho hay, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, cá nhân có nhu cầu ra nước ngoài chữa bệnh, đi công tác, thăm thân nhân sẽ được mua ngoại tệ từ ngân hàng với hạn mức 100 USD/người/ngày hoặc loại ngoại tệ tương đương khác trong thời gian lưu trú 10 ngày. Trường hợp khác, ngân hàng sẽ bán tùy theo khả năng cân đối.

Tại một số thời điểm, khả năng đáp ứng USD của ngân hàng cho cá nhân bị hạn chế. Trong trường hợp này cá nhân có thể mua ngoại tệ của nước mà họ đến hoặc sử dụng thẻ tín dụng để chi trả, ông Minh nói.
Nguồn Tuổi trẻ
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Thống đốc nêu định hướng chính sách tiền tệ 2012

(11:07 - 22/11/2011)

Liên quan đến điều hành lãi suất trong năm 2012, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, năm 2011, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong điều hành kinh tế vĩ mô để kiềm chế tốc độ phi mã của lạm phát, nhưng vẫn phải tiếp tục phấn đấu để giữ lạm phát cả năm ở mức 18% - 18,5%.

Vì thế, từ tháng 8/2011 đến nay, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã tích cực đưa lãi suất huy động về mức 14% và lãi suất tiền vay ở mức 16% - 18%. Mặc dù không đưa ra mức lãi suất năm tới là bao nhiêu, nhưng người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước hy vọng, hai tháng cuối năm nay, CPI sẽ tăng ở mức dưới 1%/tháng và đó là cơ sở để giảm lãi suất, tạo tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012.

Thống đốc cho biết, tính đến nay, tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng khoảng 10%. Với khoảng thời gian hai tháng nữa là hết năm, Ngân hàng Nhà nước muốn tận dụng thời gian này để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2011 khoảng 12 - 13% và nếu cộng những khoản đầu tư có bản chất tín dụng, con số này sẽ lên tới 15% trong năm nay để tạo đà cho năm tới.

Đối với năm 2012. Thống đốc cho biết, Quốc hội đã thông qua một số chỉ tiêu phát triển kinh tế, trong đó, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hệ thống từ 15 - 17%. Và Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu này nhằm vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở mức 6 - 6,5%.

Nhữnglĩnh vực được ưu tiên hàng đầu của tín dụng năm tới là: phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là khôi phục sức sản xuất ở những vùng bị thiên tai, bão lụt; tập trung sản xuất hàng xuất khẩu; phục vụ công nghiệp phụ trợ; doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngoài ra, đối với dư nợ cho vay phi sản xuất, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hệ thống ngân hàng thương mại dành một tỷ trọng tín dụng thích hợp đối với những người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình; dự án xây dựng nhà an sinh xã hội…

Liên quan đến vấn đề Ngân hàng Nhà nước nới lỏng tín dụng phi sản xuất trong năm 2012 và chế tài đối với những đơn vị không hoàn thành chỉ tiêu 16% vào 31/12/2011, Thống đốc nói, năm 2011, Chính phủ đã chặn đứng được cơn sốt lạm phát thì năm 2012, chính sách tín dụng cũng phải xem xét ở mức độ, điều kiện hợp lý hơn.

Vừa qua, thị trường bất động sản đã xuất hiện hiện tượng bong bóng và năm 2011, Chính phủđã có những bước đi cơ bản để chúng "xì hơi" và phải duy trì đà này trong năm 2012. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng, thị trường bất động sản có một vai trò rất lớn trong nền kinh tế và nếu không cẩn trọng, sẽ để lại những hệ lụy tiêu cực, Thống đốc nói.

Vì thế, theo ông, một mặt không để cho bong bóng tăng thêm, nhưng mặt khác cũng phải khơi dậy tiềm năng đóng góp lớn của chúng cho nền kinh tế. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đang tập trung nghiên cứu để có những chính sách phù hợp với thị trường này.

Còn đối với tín dụng tiêu dùng, nếu không khuyến khích tiêu dùng sẽ kìm hãm sản xuất, nhưng nếu khuyến khích quá mức so với phần tích lũy thì sẽ tạo ra những bất ổn. Vì thế, ngay trong tín dụng tiêu dùng, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những chính sách phù hợp theo hướng phù hợp để kích thích sản xuất phát triển. Chẳng hạn, hỗ trợ tín dụng phân khúc thị trường căn hộ cho người thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở thành thị và khu công nghiệp.

“Vì thế, đối với một số tỷ lệ cho vay tiêu dùng, cho vay phi sản xuất, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét ở mức độ hợp lý và phù hợp với mặt bằng kinh tế cũng như các mục tiêu kinh tế của 2012”, ông Bình nói.

Đặc biệt, đối với khu vực tín dụng nông thôn, trong năm tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) phải đạt dư nợ ở khu vực “tam nông” với tỷ trọng tới 75% - 80%; khuyến khích các ngân hàng dành 20% dư nợ cho vay đối với nông nghiệp. Những đơn vị nào không có điều kiện giải ngân thì chuyển số vốn đó cho Agribank thực hiện.


Vanginfo.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Phạt nặng 3 đơn vị vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ

Theo Ngân hàng Nhà nước, căn cứ vào kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hà Nội, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng đã ký các Quyết định xử phạt hành chính đối với Trường Đại học FPT, Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và chế tác vàng Ngọc Long, Doanh nghiệp tư nhân vàng Mỹ Phương về việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

1322058176_niem-yet-bang-gia-ngoai-te3.jpg


Theo đó, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Thương mại và Chế tác Vàng Ngọc Long tại số 522, phố Xã Đàn, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Công ty Thương mại và Chế tác Vàng Ngọc Long vi phạm quy định Điểm d Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Đoàn kiểm tra đã xử phạt tiền với mức phạt là 100 triệu đồng và tịch thu số ngoại tệ 12.195 USD và yêu cầu ông Trần Thắng - Giám đốc Công ty Thương mại và Chế tác Vàng Ngọc Long bán số ngoại tệ 10.000 USD cho một tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ, là số ngoại tệ do Công ty Ngọc Long tự nguyện giao nộp cho Cơ quan Công an sau khi Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi mua, bán ngoại tệ trái pháp luật.

Đối với Trường Đại học FPT, tại Toà nhà Detech, số 8 Tôn Thất Thuyết, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Trường Đại học FPT thực hiện niêm yết học phí các khoá đào tạo theo chương trình liên kết với nước ngoài bằng đôla Mỹ, vi phạm quy định tại Điểm 5d Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 95/2011/NĐ-CP. Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng đã phạt tiền với mức phạt là 500 triệu đồng và yêu cầu Trường Đại học FPT không được niêm yết, thông báo, quảng cáo học phí các khoá học bằng ngoại tệ dưới mọi hình thức.

Bên cạnh đó, cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng cũng đã xử phạt vi phạm hành chính Doanh nghiệp tư nhân Vàng Mỹ Phương tại tầng 1, số 289, phố Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa. Doanh nghiệp này đã có hành vi vi phạm hành chính: Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành bắt quả tang Doanh nghiệp tư nhân Vàng Mỹ Phương đang bán 1.000 USD cho khách hàng.

Đoàn kiểm tra đã phạt tiền với mức phạt là 50 triệu đồng và yêu cầu bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ chủ Doanh nghiệp tư nhân Vàng Mỹ Phương bán lại số ngoại tệ 1.000 USD đang bị tạm giữ cho một ngân hàng thương mại.
Minh Thúy
Theo TTXVN


 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Thống đốc: Xem xét giảm trần lãi suất huy động nếu CPI tháng 11 tăng dưới 1%


  • Thứ năm, 24/11/2011 18:48

thong-doc.jpg



Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình.

(DVT.vn) - Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê ban hành sáng nay, CPI tháng 11 ước tăng 0,39% so tháng trước.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình trong phiên đăng đàn trả lời chất vấn chiều 24/11 đã trả lời về băn khoăn của đại biểu: "Với mức trần 14% liệu có đem lại lợi ích hay không hay chỉ mang lơi ích cho một nhóm lợi ích nào đó?"

Ông nhắc lại thời điểm đưa trần lãi suất về 14% là vào cuối năm 2010. Tại thời điểm đó, trần lãi suất có ý nghĩa hết sức tích cực vì Chính phủ và Quốc hội đang xây dựng kế hoạch cho năm 2011. Kỳ vọng lạm phát cho năm 2011 lúc đó mới 7%.

Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng, điểm không tích cực của chính sách này đó là đã để trần lãi suất đó cố định quá lâu. Do vậy, tính chất linh hoạt của trần lãi suất bị mất đi, không phản ánh đúng mối quan hệ cung - cầu trên thị trường.

"Tôi đồng ý là bà con đồng bào gửi tiền vào giai đoạn đó có bị thiệt" - Thống đốc nói.

Hiện tại, ông cho biết, đà lạm phát đang giảm trong khi đó lãi suất lại tính cho 1 năm. Năm tới, kỳ vọng sẽ xuống dưới 10% nên lãi suất 14% ấn định hồi cuối tháng 8, theo khẳng định của Thống đốc là phù hợp. Bởi, nếu không áp mức trần lãi suất huy động hợp lý thì kỳ vọng lạm phát cao hơn.

Theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước, với mức trần lãi suất này sẽ tạo cơ sở hạ lãi suất cho vay xuống 17-19%.

Thống đốc cho biết, thời gian gần đây, cho vay phục vụ cho những doanh nghiệp sản xuất lành mạnh đã xuống đến mức dự kiến này, thậm chí có những ngân hàng còn có các chương trình khuyến khích cho vay tới 16% thậm chí là 14-15%.


Tất nhiên, Thống đốc cũng không phủ nhận còn tồn tại một số khó khăn là mặc dù lãi suất đã giảm nhưng ngân hàng không đủ vốn để cho vay đại trà. Chỉ những doanh nghiệp không đủ lành mạnh mới gặp khó, thậm chí có ngân hàng còn phản ánh, “đang đốt đuốc đi tìm doanh nghiệp”.

Nói đến chính sách lãi suất thời gian tới, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định, nếu lạm phát tháng 11 giảm xuống dưới 1%, Ngân hàng Nhà nước sẽ có điều kiện hạ trần lãi suất huy động. Từ đó sẽ có cơ hội giảm lãi suất toàn hệ thống.

Theo báo cáo mới nhất mà Tổng cục Thống kế vừa công bố sáng nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng 0,39% so tháng trước.

Bích Diệp
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Thống đốc: Đề xuất SJC trực thuộc NHNN

Thứ sáu, 25/11/2011 10:07

Thống đốc cho biết, trong điều kiện thuận lợi có thể sẽ đổi tên nhãn vàng SJC thành SBV.

Tại phiên trả lời chất vấn Quốc hội sáng nay (25/11), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tiếp tục trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội về vấn đề SJC có độc quyền kinh doanh vàng ở Việt Nam hay không khi Nghị định quản lý sản xuất và kinh doanh vàng ra đời.

Thống Đốc cho biết, theo quy định của Nghị định, Nhà nước là đơn vị độc quyền sản xuất kinh doanh vàng miếng. Trong khi đó, SJC là đơn vị thuộc Thành ủy TPHCM và cũng là doanh nghiệp chiếm khoảng 90% thị phần vàng miếng cả nước nên hiện Ngân hàng Nhà nước đang bàn với UBND TPHCM để chuyển SJC về trực thuộc Ngân hàng Nhà nước trong tời gian tới.

Theo Thống đốc, nếu SJC trực thuộc Ngân hàng Nhà nước thì sẽ đảm bảo được hai tiêu chí đó là Nhà nước vẫn độc quyền sản xuất kinh doanh vàng và tiếp kiệm cho phí cho hoạt động này.

Nhãn hiệu vàng SJC sẽ là nhãn hiệu vàng của Ngân hàng Nhà nước và trong điều kiện thuận lợi sẽ đổi tên nhãn vàng SJC thành SBV, Thống đốc nói.


Nguồn DVT.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Thủ tướng: Giảm tăng trưởng tín dụng bất động sản với lộ trình hợp lý

Thứ tư, 07/12/2011 18:43


Thủ tướng cũng yêu cầu NHNN tiếp tục cho vay các dự án bất động sản sẽ hoàn thành và có khả năng bán, thu hồi vốn đầu tư trong năm 2012.

cbf89_tien23.jpg


Ngày 6/12, Thủ tướng ban hành Chỉ thị về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản, trong đó yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện một số nhiệm vụ.

Theo đó, yêu cầu NHNN tiếp tục chỉ đạo ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng bảo đảm tín dụng bất động sản có tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng hợp lý, an toàn, phù hợp với chính sách điều hành tín dụng chung. Trước mắt, giảm tăng trưởng và tỷ trọng tín dụng bất động sản với lộ trình hợp lý, tránh gây sốc.

Đồng thời, áp dụng các biện pháp tăng tính thanh khoản, tránh đóng băng cho thị trường, tránh tác động xấu lan truyền đến hệ thống tổ chức tín dụng và xã hội.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng nghiên cứu để hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện chính sách tín dụng phù hợp tiến trình tái cơ cấu thị trường bất động sản, chỉ đạo các tổ chức tín dụng bố trí nguồn vốn để cho vay đầu tư các dự án phát triển nhà ở để bán, cho thuê phục vụ đối tượng thu nhập thấp, công nhân, đối tượng có nhu cầu thực sự vay mua nhà để ở.

Hạn chế cho vay bồi thường, giải phóng mặt bằng, các dự án khởi công mới, các dự án bất động sản cao cấp, giám sát chặt chẽ để hạn chế việc cho cá nhân vay kinh doanh bất động sản.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các địa phương rà soát, tiếp tục cho vay với các dự án bất động sản sẽ hoàn thành và có khả năng bán, thu hồi vốn đầu tư trong năm 2012.

Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình cấp tín dụng bất động sản của các tổ chức tín dụng, phát hiện và xử lý kịp thời các khoản nợ quá hạn, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng.

Toàn văn Chỉ thị xem tại đây

Nguồn DVT.vn/Chinhphu
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Cho vay vốn mua vàng để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (07/12/2011)


(SBV) Ngày 6/12/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản số 9337/NHNN-QLNH về việc giao tổ chức tín dụng (TCTD) xem xét, quyết định việc cho vay đối với nhu cầu vốn để mua vàng phục vụ sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ.

Cụ thể, TCTD thực hiện việc cho vay đối với nhu cầu vốn của khách hàng để sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ theo đúng quy định tại Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN, Thông tư số 33/2011/TT-NHNN ngày 08/10/2011 của Thống đốc NHNN, văn bản số 7816/NHNN-CSTT ngày 06/10/2011 của NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan.

TCTD có trách nhiệm kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích vay vốn mua vàng để sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; đảm bảo khả năng thu hồi nợ đúng hạn cả gốc và lãi.

Đồng thời, TCTD phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thống đốc NHNN về việc cho vay mua vàng để sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; đảm bảo việc cho vay đúng quy định của pháp luật và tự chịu trách nhiệm nếu phát sinh rủi ro trong quá trình cho khách hàng vay vốn.

CKH
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Nhật sẽ hỗ trợ tiếp VN về các mục tiêu phát triển

12/12/2011 | 20:29:00

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Nakao Takehiko khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục quan tâm hỗ trợ Việt Nam trong các mục tiêu phát triển như đầu tư hạ tầng, xóa đói giảm nghèo.

Thứ trưởng Nakao Takehiko đã đưa ra lời khẳng định trên, ngày 12/12, ở Hà Nội, trong buổi gặp Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Nakao Takehiko bày tỏ vui mừng trước những thành tựu kinh tế mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua. Mặc dù kinh tế thế giới đang gặp phải bất ổn nhưng Việt Nam vẫn thực hiện có hiệu quả kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng.

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cảm ơn Chính phủ Nhật Bản cũng như Bộ Tài chính Nhật Bản đã dành sự giúp đỡ quý báu cho Việt Nam trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, tại Hội nghị Nhóm tư vấn vừa diễn ra, Chính phủ Nhật Bản đã cam kết tài trợ 1,9 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam trong năm tài khóa 2012, cho dù Nhật Bản vừa trải qua những tác động to lớn từ thảm họa động đất, sóng thần hồi đầu năm 2011.

Bộ trưởng đã thông báo về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam thời gian qua và những giải pháp mà Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, trong đó thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, tăng cường đảm bảo an sinh xã hội. Với sự quyết tâm của Chính phủ, đến nay tình hình kinh tế đã có dấu hiệu tích cực, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm nhập siêu, tốc độ tăng giá giảm, thặng dư cán cân thanh toán.

Bộ trưởng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Tài chính Nhật Bản (thông qua tổ chức JICA), tiếp tục hỗ trợ cho Bộ Tài chính Việt Nam các chương trình đang triển khai, dự án quản lý thuế giai đoạn 3, dự án hải quan điện tử (NACCS). Bộ trưởng cũng đề nghị Bộ tài chính Nhật Bản quan tâm hỗ trợ các vấn đề Việt Nam đang ưu tiên, đó là: cơ cấu lại hệ thống tài chính, cơ cấu đầu tư công, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. Bộ trưởng cũng đề nghị, bên cạnh các chương trình hỗ trợ thông thường, Bộ Tài chính Nhật Bản ủng hộ tăng mức cho vay theo hình thức hỗ trợ ngân sách cho chương trình giảm nghèo 10 (PRSC) của Việt Nam.../.


Thùy Dương (TTXVN/Vietnam+)

 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tăng 10 đồng, tỷ giá liên ngân hàng lập đỉnh mới 20.813 đồng/USD

Thứ tư, 14/12/2011 08:21

Ngân hàng Nhà nước bất ngờ tăng tỷ giá sau 40 ngày liên tiếp không đổi. Hiện mức tăng tỷ giá còn cách cam kết của Thống đốc ngày 7/9 là 0,1%.

0673b_usd72.jpg


Ngày 14/12, Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 10 đồng lên 20.813 đồng/USD.

Đây là mức cao nhất của tỷ giá bình quân liên ngân hàng kể từ ngày 11/2/2011 - ngày Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá thêm 9,3%.

So với ngày 7/9 - ngày Thống đốc cam kết kiểm soát tỷ giá tăng không quá 1% từ nay tới cuối năm, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã tăng 185 đồng, tương đương 0,9%.

Như vậy, nếu thực hiện theo cam kết, trong 17 ngày sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải giữ tỷ giá tăng không quá 0,1%, tương đương 21 đồng/USD.

e11f9_a158.jpg
Nguồn: SBV/GAFIN

Tại hầu hết ngân hàng thương mại, giá bán USD được niêm yết tăng thêm 10 đồng, lên kịch trần 21.021 đồng/USD. Riêng tại Vietcombank, giá bán USD chỉ tăng 8 đồng lên 21.019 đồng, cách trần tỷ giá 2 đồng.

Giá mua USD của một số ngân hàng cũng tăng từ 9 - 12 đồng, có ngân hàng giá mua USD chỉ cách giá bán 1 đồng.

Bảng tỷ giá tại một số ngân hàng
Đơn vị: đồng/USD

Ngân hàng
Giá mua USD chuyển khoản
Cách trần tỷ giá
Giá bán USD
Cách trần tỷ giá
Vietcombank
21.015
6
21.019
2
BIDV
21.016
5
21.021
0
Eximbank
21.010
11
21.021
0
Vietinbank
21.018
3
21.021
0
ACB
21.020
1
21.021
0


Nguồn DVT.vn