Tin Trung Quốc

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc tăng mua cổ phần công ty lớn ở Nhật

13/09/2011 | 11:11:00

Quỹ đầu tư SSBT OD05 Omnibus Account Treaty Client của Trung Quốc, đang đẩy mạnh mua cổ phần của các doanh nghiệp Nhật Bản và đã trở thành cổ đông lớn của nhiều công ty lớn ở nước này.

Qua dữ liệu về các cổ đông chủ chốt ở các công ty lớn của Nhật Bản, công bố ngày 30/6, SSBT OD05 Omnibus Account Treaty Client là cổ đông lớn thứ 10 trở lên tại các công ty Asahi Glass Co., Asahi Group Holdings Ltd. và Showa Shell Sekiyu KK. Cổ phần của quỹ này đã tăng thêm 1,8% trong Asahi Glass Co., 1,8% trong Asahi Group Holdings Ltd. và 0,5% trong Showa Shell Sekiyu KK.

Kể từ ngày 31/12/2010, quỹ đầu tư trên cũng đã tăng cổ phần của mình ở các tập đoàn lớn khác của Nhật Bản như Canon Inc., Bridgestone Corp., Kirin Holdings Co. và TonenGeneral Sekiyu KK với các mức tăng tương ứng là 1,9%, 1,8%, 1,7% và 0,9%. Vào cuối năm ngoái, quỹ này đã trở thành cổ đông lớn ở các tập đoàn trên.

Không chỉ có các doanh nghiệp sản xuất, quỹ đầu tư này của Trung Quốc còn là cổ đông lớn ở các siêu ngân hàng của Nhật Bản như Mitsubishi Corp. Đến ngày 31/3 năm nay, quỹ này đã nắm giữ cổ phần ở 123 doanh nghiệp, với tổng trị giá hơn 2.000 tỷ yen (khoảng 25,6 tỷ USD).

Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng đây chỉ là một trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm đa dạng hóa đầu tư từ quỹ dự trữ ngoại hối đang ngày càng tăng của nước này.

Trong tháng Tám vừa qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 1.000 tỷ yen (khoảng12,8 tỷ USD) cổ phiếu của các doanh nghiệp Nhật Bản./.
http://www.vietnamplus.vn/Home/Trung-Quoc-tang-mua-co-phan-cong-ty-lon-o-Nhat/20119/105363.vnplus


(TTXVN/Vietnam+)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Lạnh người dầu ăn chế từ... nước cống và rác

13/09/2011 | 15:54

Dân Việt - Bộ Công an Trung Quốc đã bắt giữ 32 nghi can sản xuất và buôn bán dầu ăn được "chiết xuất" từ... nước cống và rác thải, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Trong một tuyên bố ngày 13.9, bộ trên cho biết lực lượng công an đã phá vỡ một mạng lưới tội phạm hoạt động tại 14 tỉnh thành nước này và đã tịch thu hơn 100 tấn dầu ăn "bẩn", được "chiết xuất" từ dầu ăn thừa lấy ở các rãnh nước thải của các nhà hàng.

Công an đã vào cuộc từ tháng Ba vừa qua sau khi người dân hạt Ninh Hải, thuộc tỉnh Triết Giang, miền Đông Trung Quốc, thông báo có một nhóm người chuyên thu mua dầu ăn thừa của các nhà hàng.

1392011-thegioi-%20china.jpg


Công an Trung Quốc đang kiểm tra máng dầu ăn "siêu" bẩn.


Trong một cuộc trấn áp tội phạm liên tỉnh được phát động từ giữa tháng Bảy, các chiến sĩ công an các tỉnh Triết Giang, Sơn Đông và Hà Nam đã phối hợp phá bỏ các địa điểm sản xuất ngầm và phát hiện hai đường dây sản xuất dầu ăn bất hợp pháp liên tỉnh và bắt giữ các đối tượng trên.

Trước đó, một cư dân mạng tại Trung Quốc đã chụp được hình ảnh sản xuất dầu ăn "nước cống" ở quê mình và đăng lên cho mọi người cùng biết.

Theo người này, khi chứng kiến tận mắt, người xem mới cảm nhận hết mức độ bẩn thỉu đến kinh hoàng của loại dầu ăn này.
“Nguyên liệu” của nó bao gồm nước cống và các loại thức ăn thừa được thu gom từ các nhà hàng. Tất nhiên, người sản xuất phải có quan hệ và không quên đút lót nhà hàng để kiếm lời từ đống dầu bẩn.

T.V
Theo Xinhua
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc cho các nước Caribbean vay 1 tỷ USD

AN HUY
13/09/2011 16:43 (GMT+7)

0092.jpg


Nhiều nước Caribbean chật vật đương đầu với tình trạng kinh tế trì trệ do ảnh hưởng suy giảm tăng trưởng ở Mỹ và châu Âu.


Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ cấp các khoản vay có tổng trị giá lên tới 1 tỷ USD cho các nước vùng Caribbean để giúp khu vực vốn có mối quan hệ thân thiết với Mỹ này phát triển các dự án cơ sở hạ tầng.

Theo hãng tin CNBC, các khoản vay nói trên sẽ được cấp thông qua Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB), một ngân hàng quốc doanh của nước này. Thông tin này được Phó thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn công bố tại một cuộc họp giữa các quan chức của Trung Quốc và các nước Caribbean diễn ra hôm 12/9 tại Port of Spain, thủ đô của Trinidad và Tobago.

“Trung Quốc không thể tự phát triển mà biệt lập với thế giới, và thế giới cũng cần Trung Quốc cho sự phát triển của mình”, ông Vương Kỳ Sơn phát biểu.

Sự hỗ trợ tài chính này của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh nhiều nước vùng Caribbean chật vật đương đầu với tình trạng kinh tế trì trệ do ảnh hưởng suy giảm tăng trưởng ở Mỹ và châu Âu, hai khu vực vốn là nguồn đầu tư và khách du lịch chính của các quốc gia trong vùng.

Việc Trung Quốc hỗ trợ tài chính cho các nước Caribbean được giới quan sát xem là một phần trong chiến lược cấp vốn vay và đầu tư toàn cầu mà Bắc Kinh đang thực hiện nhằm tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tăng cường ảnh hưởng chính trị ở các quốc gia đang phát triển từ châu Phi tới Mỹ Latin.

Mặc dù số vốn Trung Quốc sắp cấp cho vùng Caribbean nhỏ hơn nhiều so với những khoản đầu tư nhiều tỷ USD rót vào các khu vực khác như châu Phi, số vốn này vẫn có thể tạo ra những thay đổi đáng kể ở các nền kinh tế èo uột tại đây. Một số nước Caribbean như Jamaica, Barbados và Bahamas hiện đang nặng nợ, khiến các chính phủ này hầu như không có tiền để thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng.

Trong mấy năm gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư vào Caribbean. Các công ty Trung Quốc dẫn đầu một dự án nghỉ dưỡng trị giá 2,6 tỷ USD ở Bahamas khởi công hồi đầu năm nay. Một số công ty Trung Quốc khác được cho là đang lên kế hoạch đầu tư hơn 400 triệu USD để tái khởi động một dự án nghỉ dưỡng đang bị trì hoãn ở Cộng hòa Dominican.

Ở Jamaica, Trung Quốc đã đầu tư hơn 1 tỷ USD để phát triển một trong những cảng biến lớn nhất ở đây, một trung tâm hội nghị, các dự án đường bộ và một sân vận động cho môn cricket.

Tập đoàn dầu khí China National Petroleum của Trung Quốc hiện đang tham gia vào một dự án trị giá 6 tỷ USD để mở rộng và nâng cấp một nhà máy lọc dầu ở khu vực bờ biển Cienfuegos miền Nam Cuba, quốc gia là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở vùng Caribbean. Trung Quốc nhập khẩu nhiều nickel, đường và các sản phẩm khác từ Cuba, và hai nước này còn hợp tác sản xuất dược phẩm.
http://vneconomy.vn/2011091304325481P0C99/trung-quoc-cho-cac-nuoc-caribbean-vay-1-ty-usd.htm
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc: Dùng rìu chém chết 4 người ngoài đường

Thứ Tư, 14/09/2011 12:20
(NLĐO) – Sáng 14-9, một người đàn ông dùng rìu chém chết 2 trẻ mẫu giáo và 3 người lớn trên đường ở thành phố Củng Nghĩa thuộc tỉnh Hà Nam - Trung Quốc.

Sự việc xảy ra lúc 9 giờ sáng 14-9 (giờ địa phương). Một người đàn ông cầm rìu đã chém 2 bé gái và 4 người lớn trên đường phố. Khi ấy, mọi người hoảng loạn bỏ chạy, một số người bình tĩnh hơn đã gọi điện báo cảnh sát.​
1359288348duongs.jpg
Vụ thảm sát xảy ra trên đường phố ở Nghĩa Củng, tỉnh Hà Nam (Ảnh minh họa)

Tân Hoa Xã cho biết một trong hai bé gái và ba người lớn được xác nhận đã tử vong. Hai nạn nhân còn lại bị thương nặng. Các nạn nhân là cha mẹ đang đưa con cái đến trường mẫu giáo.

Người phát ngôn của sở công an thành phố Củng Nghĩa cho biết: “Bệnh viện đang cố hết sức để cứu lấy sinh mạng của những nạn nhân còn lại nhưng tình hình không khả quan. Hiện nghi phạm đang bắt giữ”.

Theo báo cáo sơ bộ, nghi phạm tên Vương Hồng Bân, 30 tuổi, là một nông dân và có tiền sử bệnh tâm thần.

Đây là vụ tấn công trẻ em mới nhất xảy ra tại Trung Quốc gần đây. Cuối tháng 8 qua, 8 trẻ em khoảng 3-4 tuổi đã bị bảo mẫu tại một trung tâm chăm sóc trẻ em ở Thượng Hải chém bị thương. Nghi phạm vụ này cũng có vấn đề về tâm thần.

Năm ngoái đã xảy ra ít nhất 5 vụ tấn công nghiêm trọng tại các trường học trên khắp Trung Quốc, khiến 17 người chết, trong đó có 15 trẻ em, và làm bị thương hơn 80 người. 2 trong số 5 hung thủ đã bị tử hình, 2 tên còn lại tự tử, còn tên cuối cùng bị kết án tử hình vào tháng 6-2010.

Các chuyên gia cho rằng tình trạng chém giết ở Trung Quốc là cái giá phải trả cho sự phát triển kinh tế quá nóng mà bỏ qua các biến động xã hội quá nhanh chóng.

http://nld.com.vn/2011091411367903p0c1006/trung-quoc-dung-riu-chem-chet-4-nguoi-ngoai-duong.htm

H.Bình (Theo Sohu, China News, AP)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc dụng chiến thuật 'cây liễu' tại Libya

Cập nhật lúc :1:02 PM, 14/09/2011
Trong cuộc chiến tại Libya, quan điểm của Trung Quốc về vấn đề công nhận NTC có những thay đổi nhưng được tính toán kỹ để bảo vệ tối đa lợi ích của nước này tại Libya.

Sáu tháng nội chiến tại Libya, cuộc chiến này có sự can dự của nhiều nước lớn. Thái độ của các nước này không phải trước sau như một và Trung Quốc cũng không phải là một ngoại lệ.

Ngay cả khi nghị quyết 1973 được thông qua - tạo cơ sở pháp lý cho các cuộc không kích của NATO vào lãnh thổ Libya, Trung Quốc cũng bỏ phiếu trắng, một thái độ rất nước đôi không đồng ý cũng chẳng phản đối.

Trong suốt cuộc nội chiến, Trung Quốc cũng không bày tỏ quan điểm sẽ ủng hộ bên nào. Nhưng cho đến tháng 6/2011, Trung Quốc lại cử một quan chức ngoại giao tới gặp phe nổi dậy để bàn về vấn đề nhân đạo và nhất là việc đảm bảo an toàn cho việc làm ăn của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Cho đến khi ông Gaddafi bị thất thế và nhất là khi hé lộ thông tin một số công ty quốc phòng Trung Quốc bán vũ khí cho Gaddafi khiến cho phe nổi dậy ở Libya không hài lòng thì Trung Quốc buộc phải có bước đi mới.

Dù ra sức phủ nhận thông tin bất lợi nói trên nhưng có lẽ Trung Quốc nghĩ rằng nên cho phe nổi dậy Libya một “củ cà rốt” để họ không còn lớn tiếng chỉ trích Trung Quốc nữa. Trung Quốc lập tức ra tuyên bố “sẽ công nhận Hội đồng chuyển tiếp quốc gia Libya (NTC) khi hội tụ đủ những điều kiện” (mà cũng không nêu ra điều kiện cụ thể nào) và tình hình rất phức tạp nên Trung Quốc “sẽ giữ liên lạc với tất cả các bên tại Libya”.

tg_trungquoclibya_2.gif


Trung Quốc gió chiều nào theo chiều đó để bảo vệ lợi ích của mình tại Libya.

Nhưng đến ngày 12/9, lại có một bước điều chỉnh mới, trong một thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nước này chính thức thừa nhận NTC là người đại diện hợp pháp của nhân dân Libya và sẵn sàng hợp tác để ủng hộ sự ổn định trong giai đoạn quá độ của Libya và phát triển quan hệ Trung Quốc - Libya.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng không quên nhấn mạnh “Trung Quốc hy vọng rằng tất cả các hợp đồng mà Trung Quốc và Libya ký kết trước đó sẽ vẫn có hiệu lực và được thực hiện nghiêm túc”.

Theo thông cáo này, NTC được thông báo về quyết định của Trung Quốc và cơ quan này khẳng định mong muốn thực hiện tất cả các hợp đồng có giữa Libya và Trung Quốc. NTC cũng khẳng định mong muốn áp dụng chính sách “một Trung Quốc” (liên quan đến các vấn đề Tây Tạng và Đài Loan) và phát triển hơn nữa quan hệ nhiều mặt với Trung Quốc.

Rõ ràng ở đây, có thể nhận thấy một sự “đánh đổi” sòng phẳng giữa hai bên. Trung Quốc chấp nhận công nhận NTC là người đại diện hợp pháp của Libya. Trong khi trước đó, trong số 5 thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc là thành viên duy nhất không công nhận cơ quan này. Rất có thể là Trung Quốc cố tình kéo dài thời gian để “mặc cả” thêm với NTC về những điều kiện để nước này công nhận NTC. Nhưng đổi lại, NTC vừa tôn trọng các hợp đồng đã ký với Trung Quốc vừa tôn trọng chính sách “một Trung Quốc”. Điều này quả là một thành công đối với Trung Quốc.

Từng bước đi của Trung Quốc trong vấn đề Libya đều được tính toán kỹ trong tương quan lợi ích của Trung Quốc tại nước này. Trước khi cuộc chiến nổ ra, 3% số dầu nhập khẩu của Trung Quốc là từ Libya và quan trọng hơn là các công ty dầu khí của Trung Quốc cũng có những kế hoạch lớn tại đây. Hơn nưa, có 35.000 lao động Trung Quốc đang làm việc tại Libya.

Ngoài ra, cần phải nhắc tới những hợp đồng dầu mỏ, kinh tế, các khoản đầu tư của Trung Quốc tại Libya (có thông tin cho rằng Trung Quốc tham gia vào các dự án tại đây với tổng giá trị lên tới 18 tỷ USD)… Nếu không có những điều chỉnh linh hoạt trong chính sách thì rất có thể những lợi ích kinh tế của Trung Quốc tại đây sẽ bị tổn hại.

Tất cả các yếu tố trên chi phối quan điểm của Trung Quốc đối với cuộc chiến tại Libya. Trung Quốc cố gắng có những điều chỉnh quan điểm sao cho phù hợp với thực tế và quan trọng hơn là tìm cách mặc cả những điều kiện có lợi nhất cho mình. Cũng không sai khi nói rằng, trong cuộc chiến Libya, Trung Quốc thực hiện chính sách “gió chiều nào theo chiều đó”.

http://baodatviet.vn/Home/thegioi/T...thuat-cay-lieu-tai-Libya/20119/167442.datviet
Việt Thành
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc cứu châu Âu: Chẳng có “bữa trưa” nào miễn phí



(Cafef) Thông tin Trung Quốc sẽ mua nợ chính phủ châu Âu để củng cố niềm tin thị trường vào đồng euro sẽ mang đến cho Trung Quốc thêm sức mạnh mới về chính trị.

4 nước thuộc nhóm BRIC bao gồm Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga sở hữu dự trữ ngoại hối khoảng 3.000 tỷ USD. Kết hợp số tiền này với nguồn tiền từ chính phủ châu Âu cũng như Ngân hàng Trung ương châu Âu, nó mang đến một hướng giải quyết nhẹ nhàng, êm thấm cuộc khủng hoảng nợ công và ngân hàng tại châu lục này. Tuy nhiên, đừng ảo tưởng.

Cũng không còn nghi ngờ gì nữa, nhóm nước BRIC thực chất lo ngại vấn đề tại châu Âu sẽ lan rộng ra khắp châu lục và gây mất ổn định các nền kinh tế và hệ thống tài chính của họ.

Vì vậy, họ đành phải tính cách cứu khu vực đồng tiền chung châu Âu, tất nhiên với một cái giá. Dù vậy, trách nhiệm giải quyết khủng hoảng thuộc về chính người châu Âu.

Cái tên gọi BRIC che giấu đi sự thật rằng 4 nước này, Nam Phi thỉnh thoảng được nhắc đến, không hề chung một tiếng nói trên thế giới, nói gì đến việc họ hợp tác với nhau.

Quan chức Ấn Độ đã vô cùng ngạc nhiên khi Braxin đề xuất Bộ trưởng Tài chính và thống đốc Ngân hàng Trung ương BRIC sẽ sử dụng buổi họp tại Washington vào tuần sau dể bàn thảo về chương trình hành động chung hỗ trợ cho khu vực đồng tiền chung châu Âu. Tuy nhiên lợi ích chính trị từ sáng kiến trên đã quá rõ ràng.

Nó nhắc người ta nhớ rằng nhóm BRIC không chỉ ý thức rõ ràng về tầm quan trọng của sự ổn định tài chính mà còn cả sự chia sẻ về sức mạnh kinh tế từ phương Tây sang phương Đông và phía Nam.

Trung Quốc, trong vai trò nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, rõ ràng nắm quyền lợi trong việc đảm bảo sự ổn định của khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Từ khi được đưa vào lưu hành năm 1999, đồng euro được Trung Quốc coi như đồng tiền có khả năng tạo đối trọng với đồng USD. Trung Quốc đang ngập trong nợ Mỹ dù chính nước này cũng không vui vẻ lắm với điều này.

Thông tin Trung Quốc sẽ mua nợ chính phủ châu Âu để củng cố niềm tin thị trường vào đồng euro sẽ mang đến cho Trung Quốc thêm sức mạnh mới về chính trị.

Tuy nhiên Trung Quốc không cung cấp “bữa trưa miễn phí” và châu Âu cũng chẳng có quyền đòi hỏi điều này. Trung Quốc tuyên bố rõ ràng rằng châu Âu cần sớm giải quyết khủng hoảng nợ và cải tổ nền kinh tế. Châu Âu khó lòng từ chối đề nghị từ phía Trung Quốc.
Ngọc Diệp
Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
DN Trung Quốc 'xơi tái' thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

Cập nhật lúc :3:40 PM, 15/09/2011

(Đất Việt) UBND tỉnh Đắk Lắk cùng Hiệp hội cà phê tỉnh này đang làm các thủ tục để tiến hành khởi kiện doanh nghiệp Trung Quốc đòi lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.

Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột không những nổi tiếng ở Việt Nam, mà còn gắn với một địa danh cụ thể, vì vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, việc khởi kiện và thắng là hoàn toàn có hy vọng. Theo Hiệp hội cà phê, cao cao Việt Nam, việc các loại nông sản Việt Nam bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại một lãnh thổ nào đó không còn là chuyện lạ. Và lần này, cà phê Buôn Ma Thuột lại bị Công ty TNHH cà phê Quảng Châu - Buôn Ma Thuột, trụ sở tại Trung Quốc đăng ký sở hữu tại nước này, dù thương hiệu cà phê “Buôn Ma Thuột” của Việt Nam đã đăng ký chỉ dẫn địa lý, có liên quan tới các vấn đề như khí hậu nên không dễ dàng thay đổi.

kt-ca-phe.jpg

Dù đã được đăng ký ký chỉ dẫn địa lý, cà phê Buôn Ma Thuột vẫn bị doanh nghiệp Trung Quốc “xơi” thương hiệu. Ảnh: TNLinh.

Theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội cà phê, cao cao Việt Nam, điều này đồng nghĩa nguy cơ các doanh nghiệp cà phê Việt Nam sẽ bị kiện hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới, do xâm phạm quyền độc quyền có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Và nếu không kịp thời hủy bỏ và bảo vệ các chỉ dẫn địa lý này thì niềm tin của khách hàng nước ngoài đối với cà phê Việt Nam sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, do nhãn hiệu thật, dỏm bị trà trộn.

Theo ông Trần Việt Hùng, nguyên Cục trưởng cục Sở hữu trí tuệ, trợ lý Bộ trưởng Bộ KH-CN, nếu không “đòi’ lại sớm, có thể doanh nghiệp Trung Quốc sẽ đăng ký bảo hộ ra thế giới, có quốc gia sẽ chấp nhận, cũng có quốc gia sẽ không chấp nhận nhưng khi đó, quá trình đi kiện đòi lại thương hiệu sẽ khó khăn, phức tạp hơn nhiều.

Nhãn hiệu Kẹo dừa Bến Tre cũng đã bị một doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký độc quyền tại nước này. Năm 1999, một doanh nghiệp Việt Nam đã lặn lội sang tận Trung Quốc để khởi kiện và đã thắng kiện.

Trần Khang
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
EU áp thuế phá giá với gạch lát của Trung Quốc

15/09/2011 | 22:14:00

avatar.aspx


Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Ngày 15/9, Liên minh châu Âu (EU) quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với gạch lát bằng gốm của Trung Quốc sau khi đã đánh thuế tạm thời trong 6 tháng đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc.

Theo thông báo của EU, trong 5 năm tới, các nhà xuất khẩu gạch lát của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các mức thuế phạt từ 26,3% đến 69,7%.

EU khẳng định kết quả điều tra cho thấy các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã bán phá giá các sản phẩm của họ trên thị trường châu Âu.

EU hy vọng việc áp thuế chống bán phá giá sẽ giúp các nhà sản xuất châu Âu đối phó với nguy cơ phải đóng cửa công ty và giảm bớt việc làm./.


(TTXVN/Vietnam+)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc động đất mạnh 5,5 độ richter

Thứ sáu, 16/09/2011 07:49

(Gafin) Đêm qua, một trận động đất 5,5 độ richter tấn công thị trấn Vũ Thiên, Khu vực tự trị Tân Cương, Trung Quốc.

47f27_d26.jpg


Theo Trung tâm mạng lưới động đất Trung Quốc, trận động đất xảy ra lúc 11h27’ đêm qua theo giờ địa phương. Tâm chấn ở độ sâu 6km, ở tọa độ 36,4 độ vĩ bắc, 82,4 độ kinh đông ở khu vực thị trấn Vũ Thiên, Khu vực tự trị Tân Cương, Trung Quốc.

Hiện chưa có báo cáo về thương vong hay thiệt hại sau trận động đất này.

Trận động đất xảy ra gần 1 tuần sau trận động đất mạnh 4,6 richter ở ranh giới giữa tỉnh Giang Tây và Hồ Bắc, ảnh hưởng đến 60.000 người ở đây.

Tại tỉnh Hồ Bắc, hơn 126 nhà dân bị sập, hơn 4.200 nhà khác bị phá hủy, và gần 6.000 dân phải sơ tán. Công tác tái thiết đã bắt đầu được tiến hành ở khu vực bị ảnh hưởng để người dân có thể về nhà trước mùa đông.

Nguồn Tân Hoa Xã/DVT.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Phản ứng về việc tàu cá TQ hoạt động ở Trường Sa

16/09/2011 19:51:56
bee_logo.png
-
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị khẳng định các ý kiến phản đối sự hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài tại thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và vô giá trị.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Lương Thanh Nghị. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Ngày 16/9/2011, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam về thông tin Trung Quốc cử tàu cá có trọng tải 1.000 tấn đến Trường Sa để hỗ trợ việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và hiện có 500 tàu cá thường xuyên hoạt động ở khu vực Trường Sa và thông tin Trung Quốc phản đối Ấn Độ hợp tác với Việt Nam thăm dò dầu khí tại Lô 127, Lô 128 thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên tại khu vực này mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam yêu cầu các bên không có các hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.

Việt Nam khẳng định các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, trong đó có các dự án hợp tác tại Lô 127, 128, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, phù hợp với tập quán và thực tiễn quốc tế và các thỏa thuận đa phương và song phương mà Việt Nam ký kết.


Các ý kiến phản đối sự hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài tại thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và vô giá trị”.

PV
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Thương hiệu nước mắm Phú Quốc bị một công ty Trung Quốc đăng ký sở hữu

Thứ bảy, 17/09/2011 07:57


Chỉ dẫn địa lý nước mắm “Phú Quốc” bị đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Trung Quốc cho sản phẩm thuộc nhóm 30 - nhóm có chứa sản phẩm nước mắm.

Theo SGGP ngày 16/9, công ty luật Bross & Partners thông báo cho Hội nước mắm Phú Quốc, công ty đăng ký là Viet Huong Trading Company Ltd, một công ty Hồng Kông, xin bảo hộ độc quyền nhãn hiệu này trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.

Theo luật sư Lê Quang Vinh, giám đốc Bộ phận Sở hữu trí tuệ của Bross&Partner, đơn xin bảo hộ này hiện đang trong quá trình xem xét. Nhưng nếu sau thời hạn quy định mà không có sự phản đối nào, nhãn hiệu này sẽ được cấp cho doanh nghiệp Trung Quốc.

Chỉ dẫn địa lý Phú Quốc đã được bảo hộ tại Việt Nam.
Nguồn Sài Gòn Giải Phóng
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc bán vàng qua ATM nhằm khuyến khích sở hữu vàng

Chủ nhật, 18/09/2011 22:34

Chính phủ Trung Quốc đang đưa ra các biện pháp nhằm khuyến khích sở hữu vàng và đưa ngành công nghiệp vàng vươn ra thế giới.

Từ ngày 23/9, Trung Quốc sẽ thực hiện bán vàng qua máy ATM. Đây là máy ATM bán vàng đầu tiên ở Trung Quốc, nhưng đã được chạy thử ở Mỹ, Đức, Tây Ban Nha và Italia.

Máy ATM này sẽ tự động phân chia các thanh vàng theo các kích cỡ khác nhau, có thể cho trọng lượng lên tới 2,5 kg. Các máy này hoạt động như máy ATM bình thường, chấp nhận tiền mặt hoặc thẻ tín dụng.

Các máy ATM này sẽ được sử dụng thí điểm tại các hộp đêm cao cấp của Bắc Kinh và các ngân hàng tư nhân trong giai đoạn đầu vì lý do an ninh.
Nguồn Forbes/DVT.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc: Lở đất kinh hoàng chôn vùi 2 nhà máy cùng hàng chục người

(Dân trí) - Ít nhất 10 người thiệt mạng, hơn 20 người mất tích, 2 nhà máy bên sườn núi bị chôn vùi trong trận lở đất tại tỉnh Thiểm Tây thuộc tây bắc Trung Quốc sau những trận mưa lớn cuối tuần qua.

1909trung_a95a2.jpg

Nhân viên cứu hộ tìm kiếm người mất tích trong đống đổ nát

Theo báo chí Trung Quốc, 2 nhà máy trong tỉnh Thiểm Tây đã bị nhận chìm trong khoảng 100.000 mét khối đất đá và bùn do nhiều ngày mưa tầm tã tại thủ phủ Tây An.
Các quan chức địa phương cho biết lở đất xảy ra vào khoảng 2 giờ chiều 17/9 và tiếp tục xảy ra vào ngày hôm qua.
“Bùn từ trên núi đổ xuống đã nhấn chìm một nhà máy gạch và phá hủy một phần nhà máy gốm tại một huyện ngoại thành của thành phố Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây”, một quan chức tỉnh Thiểm Tây nói.

Hơn 700 nhân viên cứu hộ bao gồm công an, nhân viên cứu hỏa, và dân địa phương hôm qua đã tha gia chiến dịch cứu hộ, đào xới khu vực lở đất để tìm kiếm những người sống sót.

Tuy nhiên, các vụ lở đất tiếp tục xảy ra trong khi các đợt mưa lớn vẫn tiếp diễn trong khu vực đã cản trở các nỗ lực cứu hộ.
Việt Hà
Theo Xinhua, Reuters
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Giá nhà tại Trung Quốc tăng bất chấp biện pháp cứng rắn từ chính phủ




Giá nhà tại thành phố cấp 2 và cấp 3 của Trung Quốc đang tăng nhanh chóng, chính quyền các thành phố không muốn đưa ra thêm chính sách hạn chế ngặt nghèo nữa.

Giá nhà mới tại Trung Quốc tháng 8/2011 tăng tại tất cả 70 thành phố của Trung Quốc và ghi nhận tháng tăng đầu tiên trong năm nay, các công ty bất động sản theo dõi động thái của các nhà hoạch định chính sách trước khi giảm giá bán.

Giá nhà tại Bắc Kinh tháng 8/2011 tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó giá nhà tại Thượng Hải, trung tâm tài chính của Trung Quốc, tăng 2,8%.

Nửa đầu năm 2011, giá nhà mới tại 67/70 thành phố tăng. Tháng 7/2011, giá nhà tại 68/70 thành phố tăng.

Ngày 01/09/2011, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố các biện pháp kiềm chế giá bất động sản tăng nóng đang trong giai đoạn quan trọng và chính phủ Trung Quốc cần tập trung vào các biện pháp kiềm chế giá cả tăng tại các thành phố kém phát triển hơn.

Tháng 7/2011, chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ kiềm chế giá bất động sản nhà ở tại các thành phố nhỏ sau khi hạ tỷ lệ chi trả và lãi suất thế chấp vào đầu năm 2011.

Ông Jinsong Du, chuyên gia phân tích về thị trường nhà đất tại Credit Suisse AG, nhận xét: “Rõ ràng không có lý do gì để giá hạ bởi các công ty bất động sản ngại ngần hạ giá sâu. Kịch bản này tồi tệ nhật bởi việc hạ giá nhẹ qua thời gian sẽ khiến niềm tin thị trường đi xuống.”

Giá nhà đất tại thành phố Nanchang tăng mạnh nhất trong số 70 thành phố tại Trung Quốc, mức tăng lên tới 9,1%. Giá nhà tại thành phố Urumqi ở khu vực phía Tây tăng 8,8% và có mức tăng mạnh thứ 2 trong số các thành phố tại Trung Quốc.

Ông Liu Li-Gang, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng ANZ ở Hồng Kông, chỉ ra: “Giá nhà tại thành phố cấp 2 và cấp 3 của Trung Quốc đang tăng nhanh chóng, chính quyền các thành phố không muốn đưa ra thêm chính sách hạn chế ngặt nghèo nữa. Ngoài ra, nguồn thu của nhiều thành phố hiện đang nợ nần chồng chất lại đến từ đất đai.”

Khảo sát của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc mới đây cho thấy 75,6% người trả lời khảng định giá bất động sản hiện quá cao. Tỷ lệ hộ gia đình có kế hoạch mua nhà trong quý tới giảm 0,4% xuống 14,2%.
Ngọc Diệp
Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
27 người chết vì mưa lớn tại Trung Quốc

Ít nhất 27 người thiệt mạng, 28 người mất tích và vài trăm nghìn người phải sơ tán sau những trận mưa lớn và lũ tại Trung Quốc.

Trung-Quoc-1.jpg


Người dân chờ thuyền để sơ tán trong trận lụt tại thành phố Ba Trung, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào ngày 18/9. Ảnh: Xinhua.

Xinhua đưa tin những trận mưa lớn chưa từng có đổ xuống phía bắc và tây nam của Trung Quốc từ ngày 16/9 khiến nhiều vùng rộng lớn của tỉnh Tứ Xuyên chìm trong nước.

Chính quyền Đạt Châu và Quảng An - hai thành phố thuộc Tứ Xuyên - ra lệnh sơ tán hơn 600.000 người sau khi mực nước trong các phụ lưu của sông Dương Tử vượt qua mức an toàn. Mực nước sông Gia Lăng cũng vượt mức báo động tới gần 7 m. Các chuyên gia dự đoán mực nước sẽ tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1847.

Mưa lớn khiến ít nhất 13 người chết, 10 người mất tích, hơn 2.000 nhà sập và khoảng 10.000 ngôi nhà khác hư hại tại ba huyện phía đông bắc của tỉnh Tứ Xuyên.

Tại tỉnh Thiểm Tây, nằm ở phía bắc Tứ Xuyên, giới chức thông báo ít nhất 14 người chết và 18 người mất tích vì đất lở tại thành phố Tây An. Vụ lở đất khiến vài nghìn tấn đá, bùn chôn vùi một nhà máy gạch và một nhà máy gốm sứ tại thành phố này.

Trung Quốc thường xuyên hứng chịu những trận mưa lớn vào mùa hè. Năm ngoái nước này chứng kiến tình trạng ngập lụt tồi tệ nhất trong một thập kỷ khiến hơn 4.300 người chết và mất tích.

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/09/27-nguoi-chet-vi-mua-lon-tai-trung-quoc/
Việt Linh
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Ngành ô tô Trung Quốc và một chính sách phản chủ



(Cafef) Vài năm trước, chính phủ Trung Quốc thuyết phục DN ô tô lập liên doanh với đối tác nước ngoài để tiếp cận công nghệ, nhưng giờ đây, các DN than phiền rằng chưa bao giờ tiếp cận được công nghệ tân tiến nước ngoài.

“Lấy một sản phẩm đã 20 năm tuổi rồi tiến hành chỉnh vài tham số, nó giống như là treo đầu dê bán thịt chó. Nếu như vậy mà được coi là đổi mới thì thật xấu hổ với ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc,” ông Xu Liuping, Chủ tịch tập đoàn ô tô nhà nước Chongqing Changan Automobile Co của Trung Quốc, cho biết.

Chongqing Changan Automobile hiện có một liên doanh với Ford và Mazda.

Năm 2009, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành thị trường ô tô lớn nhất thế giới, nhưng ngành công nghiệp ô tô trong nước thì vẫn yếu kém và manh mún. 70% thị trường ô tô Trung Quốc rơi vào tay các hãng ô tô Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và gần đây là Hàn Quốc.

Không chỉ các doanh nghiệp ô tô quốc doanh mới than phiền về điều này. Các doanh nghiệp tư nhân cũng vậy.

“Nhìn vào các mẫu xe liên doanh trên thị trường thì thấy hầu như chẳng có gì là thực sự sáng tạo. Chỉ là nâng cấp một số công nghệ cũ của nước ngoài, không hơn,” lãnh đạo một doanh nghiệp ô tô tư nhân lớn của Trung Quốc, chia sẻ với phóng viên Reuters.

“Sao chúng tôi lại cần một thương hiệu liên doanh? Nó chỉ khiến cho cuộc sống của chúng tôi khó khăn hơn,” ông này cho biết.

Về phía các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh, lý do cơ bản cho sự tồn tại của các thương hiệu liên doanh tại một thị trường đã có hơn 85 thương hiệu ô tô cả nội và ngoại là: phát triển ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc.

Thị trường ô tô Trung Quốc gần đây mới bớt nóng, sau khi chính phủ chấm dứt các chương trình ưu đãi thuế đối với xe cỡ nhỏ và trợ giá đối với xe van ở khu vực nông thôn vào cuối năm ngoái.

Tiêu thụ ô tô trong 8 tháng đầu năm chỉ tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đã nhảy vọt 33% trong vào năm 2010 và 53% vào năm 2009.

Chạy như mắc cửi ở các thành phố lớn của Trung Quốc là xe Buick, Toyota, Volkswagen, Audi, BMW và Mercedes Benz. Thậm chí ở Thâm Quyến, “sân nhà” của BYD, thì ô tô ngoại, cả nhập khẩu và lắp ráp trong nước, vẫn nhiều hơn BYD F3, mẫu xe bán chạy nhất Trung Quốc năm 2009 và 2010.

Các tập đoàn ô tô nhà nước, như SAIC và Dongfeng, vẫn đang chứng kiến doanh thu chủ yếu đến từ các mẫu xe GM, Volkswagen, Honda và Nissan lắp ráp tại các liên doanh.

Chery, BYD, Geely và một số doanh nghiệp ô tô tư nhân khác chủ yếu vẫn chỉ cạnh tranh với nhau trong phân khúc xe giá rẻ ở các thành phố nhỏ.

Đường tắt?

chinacar_fb60f.jpg



Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cho rằng nếu các liên doanh có thể sản xuất một chiếc ô tô từ con số 0, thì phía doanh nghiệp Trung Quốc có thể nắm giữ một nửa bằng sáng chế, và quan trọng hơn, là có thể tiếp cận công nghệ.

Tuy nhiên, thay vì sản xuất xe từ con số 0, cả ba liên doanh (Shanghai-GM-Wuling, Guangqi-Honda và Dongfeng-Nissan) đều sử dụng các hệ thống cơ sở gầm bệ sẵn có của đối tác nước ngoài, thực hiện một số thay đổi và nâng cấp rồi gắn thương hiệu liên doanh.

Baojun 630, mẫu xe liên doanh đầu tiên của Shanghai-GM-Wuling, được phát triển dựa trên mẫu Buick Excelle của GM. Xe Everus của liên doanh Guangzhou Automobile Co với Honda được phát triển dựa trên mẫu Honda City. Xe Venucia của liên doanh Dongfeng và Nissan được phát triển dựa trên mẫu Nissan Tiida.

Điều đó có nghĩa là các liên doanh này đang tạo ra những sản phẩm cạnh tranh với chính doanh nghiệp ô tô nội, trong khi chẳng tiếp cận được công nghệ gì mới của nước ngoài.

“Mục đích ban đầu là các liên doanh phát triển và sản xuất các mẫu xe mới để phía Trung Quốc có thể học hỏi điều gì đó phục vụ cho ngành chế tạo ô tô trong nước. Nhưng mọi việc không diễn biến theo hướng đó và phía Trung Quốc hầu như chẳng học được gì,” ông Xu Changming, Tổng Giám đốc bộ phận thông tin của Trung tâm thông tin quốc gia Trung Quốc, cho biết.

“Chính sách này có cả ưu và nhược điểm. Chúng tôi có thể học hỏi công nghệ, và các thương hiệu liên doanh có thể cạnh tranh với các thương hiệu ô tô trong nước. Nhưng hiện mới chỉ thấy mặt trái.”

Về phía mình, các doanh nghiệp nước ngoài biết rằng, một khi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc có được công nghệ của họ thì sẽ không cần đối tác nước ngoài nữa.

Tuy nhiên, khi được hỏi, lãnh đạo các hãng ô tô nước ngoài đều nhấn mạnh rằng sự đóng góp của các đối tác Trung Quốc là quan trọng.

“Baojun 630 là một mẫu xe mới do Shanghai-GM-Wuling và PATAC phát triển ở Trung Quốc, sử dụng những công nghệ của GM, phục vụ khách hàng Trung Quốc,” GM nêu trong một bản thông cáo báo chí. PATAC là trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) ở Thượng Hải do GM và SAIC cùng sở hữu.

Một người phát ngôn của Honda Trung Quốc cho biết, “DNA nội” của mẫu Evrus là sự thật “không thể bác bỏ”. Công tác R&D được thực hiện bởi liên doanh, còn phía Honda chỉ hỗ trợ khi cần thiết.

Các hãng khác từ chối bình luận cụ thể về vấn đề chuyển giao công nghệ.

Tăng cạnh tranh

everus-s1-180411-6.jpg

Mẫu xe Everus S1 của liên doanh Guangqi Honda giữa Honda và Tập đoàn ô tô Quảng Châu (Guangzhou Automobile Group)

Không phải tất cả lãnh đạo các doanh nghiệp ô tô Trung Quốc đều than phiền, đặc biệt là lãnh đạo những tập đoàn ô tô nhà nước có thương hiệu liên doanh.


“Thị trường đang được đa dạng hóa. Có một mẫu xe liên doanh vẫn tốt hơn không có gì,” ông Liu Weidong, Phó giám đốc Dongfeng, phát biểu trong một cuộc hội thảo gần đây của ngành ô tô.

Dongfeng và Nissan hiện đang hợp tác phát triển thương hiệu Venucia dành cho thị trường Trung Quốc, trong đó có cả kế hoạch sản xuất xe chạy điện.

Theo các nhà quan sát, mặc dù một số lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc than phiền về khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ nước ngoài, nhưng ô tô liên doanh đang nhăm nhe giành thị phần của Geely và Chery tại các thị trường nhỏ.

Mẫu Everus của Honda dành cho thị trường Trung Quốc có giá bán chỉ 69.800 tệ (khoảng 11.000 USD) cạnh tranh với xe BYD F3. Mẫu Baojun 630, với giá bán từ 62.800 - 73.800 tệ cũng khá cạnh tranh.

GM và đối tác của mình hiện đang bổ sung hơn 120 cửa hàng phân phối xe Baojun 630.

“Đó mới chỉ là sự khởi đầu,” nhà phân tích Feng Liang của công ty chứng khoán Guodu nhận định. “Chúng ta sẽ còn chứng kiến sự ra đời của nhiều mẫu xe liên doanh, và đó có thể là mối đe dọa thực sự đối với các thương hiệu ô tô trong nước của Trung Quốc.”

Theo Nhật Minh


Dân trí / Reuters
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Chưa xong bài về nhà, 3 nữ sinh cùng nhảy lầu

Dân Việt - Vụ việc đau lòng vừa xảy ra hôm 19.9. Hiện ba học sinh nữ, đều 10 tuổi, đang được cấp cứu tại bệnh viện huyện Lộc Sơn, thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.


Tiểu Lệ - 10 tuổi, đang học lớp 5 cho biết, sáng qua 19.9 vì chưa hoàn thành bài tập về nhà nên em cùng hai bạn khác là Tiểu Mai và Tiểu Tuyết đều không đến trường. Sau gần 1 ngày vẫn không thể hoàn thành xong bài tập về nhà, lúc đó Tiểu Tuyết đưa ra ý tưởng rồ dại là cùng nhau nhảy lầu.

200911-thegioi-hoc-sinh-1.jpg


Ba học sinh đang được cấp cứu tại bệnh viện

“Em không muốn nhảy, nhưng cả ba đứa cùng nhau nắm tay nhau” – Tiểu Lệ cho biết. Em cũng cho hay mình rất sợ khi nhảy từ tầng hai của ngôi nhà, nhưng em còn sợ hơn nữa khi không hoàn thành bài tập về nhà và bị cô giáo phạt.
Lần này, bài tập về nhà rất nhiều, cô giáo đã nói rõ nếu không hoàn thành xong bài tập sẽ bị phạt đứng ngoài lớp và đứng giữa sân trường.
Tiểu Lệ còn cho hay, lúc đó, vì em và Tiểu Mai cũng thấy bạn mình nói đúng, cùng nhau nhảy lầu sẽ không phải làm bài tập về nhà nữa nên đã cùng nhau đến một căn nhà trong thôn để thực hiện ý định ngu ngốc.
Hiện cả ba học sinh này đang được cấp cứu tại bệnh viện, trong đó Tiểu Mai bị nặng nhất: chấn thương cột sống, gãy xương bả vai…
Hàn Giang
Theo Ifeng
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc có thể bị cấm đầu tư vào EU

Thứ tư, 21/09/2011 17:43

Chính sách hạn chế đầu tư nước ngoài của Trung Quốc có thể khiến EU phản ứng bằng cách cấm đầu tư Trung Quốc vào lục địa này.

3b148_chinaopen.jpg


Cao ủy châu Âu về vấn đề thương mại, Karel de Gucht cảnh báo rằng, việc Trung Quốc từ chối mở cửa nền kinh tế với đầu tư nước ngoài có thể khiến các chính trị gia châu Âu cấm hoạt động đầu tư Trung Quốc vào lục địa này.

Phát biểu tại hội thảo kinh tế diễn ra tại Brussels, ông de Gucht cho biết, các lĩnh vực quan trọng tại Trung Quốc vẫn cấm hoặc hạn chế các nhà đầu tư Liên minh châu Âu (EU).

EU sẽ tiếp tục chú ý vào sự bảo hộ bất công với các doanh nghiệp nhà nước, như lãi suất cho vay thấp, giá đất rẻ mà chính phủ Trung Quốc đưa ra.

Theo ông de Gucht, mất cân bằng cơ bản giữa sự cởi mở của EU và những hạn chế của Trung Quốc có ảnh hưởng tới những người châu Âu, thường coi các khoản đầu tư Trung Quốc là mối đe dọa và lập luận rằng EU nên chọn lọc các khoản đầu tư Trung Quốc vào khu vực.

Cảnh báo của ông de Gucht đưa ra tại thời điểm khủng hoảng nợ EU khiến các chính phủ thiếu tiền mặt phải tìm tới hỗ trợ của Trung Quốc, nhưng cũng lo sợ rằng giá trị tài sản quốc gia có thể mất vào tay Trung Quốc.

Nguồn FT/DVT.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Điều tra vụ "dầu ăn bẩn", một phóng viên bị giết

(Dân Việt) - Anh Li Xiang, 30 tuổi, phóng viên của Đài Truyền hình thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam đã thiệt mạng sau khi bị đâm 10 nhát dao vào rạng sáng 19.9.




1392011-thegioi-20china.jpg

Công an Trung Quốc đang kiểm tra máng dầu ăn "siêu" bẩn.

Tân Hoa xã cho biết, Li Xiang là phóng viên điều tra vụ chế biến từ dầu phế thải vớt lên từ ống cống sau các nhà hàng, vừa mới bị phanh phui và khiến dư luận Trung Quốc phẫn nộ.
Ngày 21.9, Cảnh sát Hà Nam thông báo đã bắt được 2 nghi can trong vụ sát hại phóng viên này. Hôm 13.9, cảnh sát đã bắt giữ 32 người và thu giữ 100 tấn dầu ăn bẩn trong chiến dịch diễn ra tại 14 tỉnh, trong đó có Hà Nam.
A.L
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
TQ triệu tập đại sứ Mỹ phản đối việc bán vũ khí cho Đài Loan

Thứ năm 22/09/2011 06:58

(GDVN) - Ngày 21/9, Trung Quốc một lần nữa bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ trước quyết định bán vũ khí cho Đài Loan của chính quyền Tổng thống Obama.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân (Zhang Zhijun) trong cùng ngày đã triệu tập Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Gary Locke và đệ đơn kháng nghị tới chính phủ Mỹ.

china4.jpg

Trương Chí Quân - Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc

Trong khi đó, Zhang Yesui, Đại sứ Trung Quốc tại Washington cũng đã thay mặt chính phủ Trung Quốc đệ đơn phản đối mạnh mẽ trước quyết định nâng cấp vũ khí cho Đài Loan mới nhất của Chính quyền Tổng thống Obama.

Mặc dù Bắc Kinh đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc bán vũ khí cho Đài Loan, nhưng hồi đầu tuần vừa qua, chính quyền Mỹ đã cho công bố sẽ cung cấp cho hòn đảo này số vũ khí trị giá 5,852 tỷ USD, bao gồm cả việc "nâng cấp" chiến đấu cơ F-16A/B, và sẽ không bán F-16 C/D cho Đài Loan như được đề nghị để "được lòng" Bắc Kinh.

Tuy nhiên, quyết định trên của Mỹ vẫn không nhận được sự đồng tình của Trung Quốc. Thay vào đó, Bắc Kinh cho rằng:

"Việc làm sai trái trên của phía Mỹ chắc chắn sẽ làm suy yếu mối quan hệ song phương cũng như các trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực quân sự và an ninh" - Tân Hoa Xã trích dẫn phát biểu của ông Trương Chí Quân hôm 21/9.

Bên cạnh việc phản đối mạnh mẽ, Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc cũng lên tiếng yêu cầu phía Mỹ hủy bỏ quyết định trên và ngừng bán vũ khí cho Đài Loan,

ngăn chặn sự phát triển quân sự của Đài Loan và tôn trọng chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, cùng hành động vì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan, thực hiện ba thông cáo chung Trung-Mỹ và các tiêu chí cơ bản của quan hệ quốc tế.

Trung Quốc từ lâu đã coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chưa thống nhất của mình.

Nguyễn Hường (Theo Xinhua)