Tin Trung Quốc

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Thương lái Trung Quốc lại gom hàng

Tái diễn tình trạng thương nhân Trung Quốc lùng mua thủy hải sản khắp nơi. Thiếu nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp trong nước phải chuyển sang làm hàng gia công cho nước ngoài

1316737503_TQ%20mua%20hang.jpg


Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức đoàn khảo sát các cảng cá để nắm bắt tình hình nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu cũng như tình trạng thương lái Trung Quốc (TQ) gom hàng. Qua khảo sát thực tế cho thấy tại nhiều địa phương, thương lái TQ đang gom mua nguyên liệu quyết liệt.

Mua ngay trên biển

Tại cảng cá Tiên Sa (Đà Nẵng), cảng cá Hòn Rớ (Khánh Hòa)..., khi đến làm việc, đại diện của VASEP đều nhận được thông tin sản lượng khai thác hải sản cập cảng tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, khi đoàn khảo sát của VASEP làm việc trực tiếp với ban quản lý 2 cảng này thì được biết sản lượng cập cảng tăng là do các tàu đánh bắt của các tỉnh lân cận “quá giang”, còn sản lượng khai thác thực tế của Đà Nẵng và Khánh Hòa đều giảm mạnh. Cũng theo ban quản lý 2 cảng này, chất lượng thủy hải sản quá thấp, chỉ có khoảng 30% - 40% đạt chỉ tiêu xuất khẩu được doanh nghiệp (DN) trong nước mua về chế biến. Nguyên nhân là do thương lái TQ đã gom gần hết nguyên liệu tốt. Họ hình thành cả đội quân “nậu” vựa phục vụ mua gom. Ban quản lý cảng cá Hòn Rớ cho biết năm trước, thương lái TQ cũng đã tổ chức mua gom nhưng không mạnh như hiện nay. Giờ đây, họ chuyển sang hình thức thu mua trực tiếp với ngư dân từ vài tấn cho đến cả chục tấn. Còn tại cảng cá Tiên Sa, luôn có hàng chục thương lái TQ túc trực thu mua để xuất tiểu ngạch sang TQ...

Bà Nguyễn Thu Sắc, Phó Chủ tịch VASEP, cho biết thương lái TQ không chỉ thu mua tại cảng cá mà họ còn đưa cả tàu thuyền ra khơi để mua nguyên liệu trực tiếp từ các tàu đánh cá trên biển và chở thẳng về TQ. Số lượng thu mua kiểu này là bao nhiêu chưa ai thống kê đầy đủ nhưng con số là không hề nhỏ. Bằng chứng là DN trong nước ngày càng thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nhiều DN từ chủ động sản xuất, chế biến xuất khẩu phải chuyển sang làm hàng gia công cho khách hàng nước ngoài.

Gom tôm tận ao

Theo VASEP, các loại thủy sản nuôi như tôm cũng đang bị thương lái TQ lùng mua. Họ đến tận ao, đìa ở các tỉnh miền Trung, miền Tây trực tiếp mua của dân số lượng lớn rồi đóng thùng đưa lên xe tải chuyển thẳng về TQ. DN chế biến tôm xuất khẩu trong nước thường xuyên bị thiếu nguyên liệu do không thể cạnh tranh lại họ về giá. Nhiều nhà máy phải tạm ngưng hoạt động hoặc chỉ hoạt động cầm chừng.

Theo ông Trần Văn Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất khẩu Thủy sản Thuận Phước (Đà Nẵng), do thiếu nguyên liệu vì không tranh mua được với thương lái TQ, nhiều nhà máy ở miền Trung chỉ hoạt động khoảng 30% công suất. Hiện nhiều thương lái TQ gần như ở hẳn tại các vùng nuôi trồng thủy sản và tổ chức người địa phương đi gom mua nguyên liệu tại từng ao trong khu vực.
Bà Nguyễn Thu Sắc cho rằng dù thương lái TQ mua giá cao nhưng thực ra vẫn thấp hơn so với giá mua của các DN nước ta. Lý do là họ không phải đóng thuế GTGT 10% như DN Việt Nam. Theo bà Sắc, Nhà nước cần phải nhanh chóng có biện pháp rõ ràng về tình trạng thu mua nguyên liệu thủy hải sản của thương nhân nước ngoài. Trước mắt, nên cấm vận chuyển nguyên liệu thủy hải sản qua đường biên mậu…
Nguyễn Hải
Theo NLĐ


 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Hàng nghìn người dân Trung Quốc biểu tình

Cập nhật lúc :5:10 PM, 23/09/2011

Hàng nghìn người dân Trung Quốc cùng tham gia tấn công các tòa nhà của Chính quyền địa phương ở miền Nam Trung Quốc xuất phát từ những bất bình liên quan đến đất đai.

Vụ biểu tình rầm rộ đang xảy ra ở Lục Phong, một thị xã 1,7 triệu dân thuộc thành phố San Vĩ, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc là dấu hiệu rõ ràng nhất chứng tỏ sự phẫn nộ của người dân đối với chính quyền địa phương đang ngày càng gia tăng và khó có thể điều hòa.

Nguyên nhân dẫn đến vụ biểu tình lần này ở Lục Phong là do người dân địa phương bất bình trước việc Chính quyền địa phương tự ý bán một mảnh đất công cho công ty bất động sản Country Garden với giá một nhân dân tệ (khoảng 156,6 triệu USD) mà không nhận được sự đồng thuận của họ.

Bất ổn bắt đầu từ hôm 21/9 khi hàng nghìn người dân Lục Phong tổ chức biểu tình bên ngoài trụ sở chính quyền yêu cầu trả lại đất cho họ. Theo một doanh nhân ở đây, vụ biểu tình kéo dài cho tới hôm nay gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.

Song đến hôm nay 23/9, theo tờ South China Morning Post của Hong Kong thì vụ biểu tình bùng phát thành bạo động khi những người dân bắt đầu tấn công hầu như tất cả các trụ sở của chính quyền bao gồm trụ sở chính của đảng Cộng sản địa phương và một đồn cảnh sát chỉ bằng gậy gộc và gạch đá.

Ngoài ra, những người biểu tình còn đập phá 6 xe ô tô, chặn các con đường rồi đập phá một nhà hàng và một nhà máy may mặc.
Theo các nhân chứng ở Lục Phong, có khoảng 10 cảnh sát bị thương, 6 xe cảnh sát bị phá hỏng trong cuộc xung đột này.

Ngoài ra, theo một trang tin tức địa phương, bốn người cầm đầu cuộc biểu tình dẫn đến vụ bạo động bị bắt giữ.

Về phía chính quyền thành phố San Vĩ, họ cáo buộc người dân địa phương có “động cơ thầm kín” và đã “kích động” những người dân ở những khu vực lân cận cùng tham gia vào vụ đập phá đồn cảnh sát sau khi loan truyền tin đồn rằng một đứa trẻ đã bị những cảnh sát ở đây đánh đập cho đến chết.

Tuy nhiên, Zhou Ruijin, một cựu phó biên tập của tờ People's Daily phân tích nguyên nhân của các cuộc biểu tình dẫn đến tình trạng bất ổn đang ngày càng gia tăng ở Trung Quốc xuất phát từ sự chuyển đổi quá nhanh của nền kinh tế nước này.

Theo Zhou, trong khoảng thời gian từ năm 1993 – 2006, số lượng các vụ biểu tình, bạo động nghiêm trọng tương tự như ở Lục Phong tăng từ 8.708 vụ lên khoảng 90.000 vụ.
Thế nhưng, chỉ trong hai năm từ 2007 – 2009, con số này tăng tới trên 90.000 vụ.

“Những vụ bạo động này chủ yếu liên quan đến các chủ trương trưng dụng đất nông thôn và phá hủy các khu nhà ở đô thị cũng như chính sách phát triển và các vấn đề về môi trường”, ông Zhou nhấn mạnh.

Ngoài ra, Zhou cho rằng một nguyên nhân khác nữa dẫn đễn tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng là xuất phát từ sự quản lý yếu kém hay thái độ thờ ơ của Chính quyền địa phương đối với những bức xúc của người dân.

Theo một tờ báo chính thức của tỉnh Quảng Đông, trước khi vụ biểu tình xảy ra, người dân từng nhiều lần khiếu nại với chính quyền địa phương về các tranh chấp liên quan đến đất đai suốt hai năm 2009 và 2010. Song những khiếu nại này không được giải quyết dẫn đến vụ bạo loạn hôm 23/9 vừa qua.

"Hãy cho chúng tôi biết ai sẽ chịu trách nhiệm cho trường hợp này của chúng tôi? Có thật là chúng tôi thực sự không có bất cứ nơi nào để khiếu nại?", một thông điệp đầy bức xúc của người dân đăng tải trên trang mạng của tờ The Southern Daily, một tờ báo chính thức của tỉnh Quảng Đông.

http://baodatviet.vn/Home/thegioi/Hang-nghin-nguoi-dan-Trung-Quoc-bieu-tinh/20119/169309.datviet
Lê Dung (theo The Sun Daily)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tạm giữ 4 phụ nữ trong vụ “nô lệ tình dục” gây sốc tại Trung Quốc

(Dân trí) - Cảnh sát Trung Quốc đã tạm giữ 4 phụ nữ từng bị một người đàn ông nhốt làm nô lệ tình dục trong một căn hầm bí mật tại thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc.
>> “Yêu râu xanh” nhốt 6 nô lệ tình dục

1_a601a.jpg


Một người đàn ông nhìn qua cửa sổ căn hầm mà nghi phạm đã nhốt các phụ nữ.

4 phụ nữ, trong độ tuổi 16-24, đã được phát hiện bị nhốt trong một căn hầm bí mật nằm sâu dưới một khu chung cư cũ hồi đầu tháng này. Các nhân viên điều tra cũng phát hiện thi thể 2 phụ nữ khác trong một ngôi mộ nông.

“Chúng tôi đang điều tra vụ việc”, Wang Haifeng, một phát ngôn viên của cơ quan an ninh công cộng thành phố Lạc Dương, nói ngày 23/9. Ông từ chối bình luận về việc liệu 4 phụ nữ có bị tình nghi sát hại 2 người kia hay không.

Li Hao, một nhân viên 34 tuổi tại sở giám sát chất lượng của thành phố Lạc Dương, bị cáo buộc đã bắt cóc 6 phụ nữ và nhốt họ làm nô lệ tình dục trong 2 năm.

Giới chức cho biết Li đã giết 2 người sau khi họ cố gắng chống anh ta.

Cảnh sát tại thành phố Lạc Dương đã bắt giữ Li hôm 3/9. Anh ta được cho là đang cố gắng chạy trốn khỏi Lạc Dương sau khi một trong các phụ nữ trốn thoát.

Người phụ nữ trốn thoát khai với cảnh sát rằng cô được đưa ra khỏi nhà tù vì Li muốn cô quan hệ với các nam giới khác, điều mà Li làm khi cần tiền.

Theo các nguồn tin báo chí, Li đã mất 2 năm để đào 2 căn hầm nhỏ sâu 4 mét bên dưới tầng hầm mà anh ta mua cách đây vài năm, trước khi bắt cóc các phụ nữ, tất cả đều làm việc tại các hộp đêm và quán karaoke.

2_39bec.jpg

Sơ đồ nhà tù bí mật nơi Li nhốt 6 phụ nữ.

Cảnh sát nói các phụ nữ có thể mắc phải hội chứng Stockholm - hội chứng khi người bị bắt cóc lâu ngày chuyển từ căm ghét sang quý mến chính kẻ bắt cóc mình.
Li đã có vợ, 24 tuổi, và đứa con 1 tuổi.

“Chúng tôi không thể tưởng tượng ra điều này”, Kou Yongxue, một người dân sống tại ngôi nhà bên trên căn hầm nói. “Điều đó thật độc ác. Những người hàng xóm vẫn chưa hết bàng hoàng về vụ việc”.

Vụ nô lệ tình dục đã gây bàn tán xôn xao trên mạng, trong khi phóng viên khui ra câu chuyện thậm chí còn cáo buộc giới chức địa phương che đậy phát hiện rùng mình vì nghi phạm làm việc trong cơ quan giám sát chất lượng địa phương.

Phóng viên Ji Xuguang của nhật báo Southern Metropolis hôm 22/9 cho biết anh bị giới chức đe doạ và bị chất vấn về nguồn thông tin.

“Họ hỏi tôi ai đã cung cấp tin cho tôi. Tôi trả lời rằng đó là “bí mật quốc gia”, Ji viết trên blog cá nhân, đăng kèm bức ảnh 2 nam giới mà anh này khẳng định là các quan chức thành phố.

Giới chức đã phủ nhận các cáo buộc che đậy vụ việc.
Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào tối 22/9, Ji nói anh đang cố tự bảo vệ mình bằng cách tải lên thông điệp trên và cho biết thêm rằng anh đã tạm lánh khỏi Hà Nam do những lo ngại về an toàn.

Ninh Nhi
Theo Chinadaily
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Kinh tế Trung Quốc có thể không thoát khỏi “vận đen”




(Cafef) Khi kinh tế các nước mới nổi như Braxin hay Ấn Độ có dấu hiệu tăng trưởng yếu đi, kinh tế Trung Quốc dường như vẫn vững hơn. Tuy nhiên sự “hơn” ở đây chỉ mang tính tương đối.

Khi kinh tế Mỹ bên bờ vực suy thoái, châu Âu khốn khổ với một cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế các nước mới nổi như Braxin hay Ấn Độ có dấu hiệu tăng trưởng yếu đi, kinh tế Trung Quốc dường như vẫn vững hơn tất cả. Tuy nhiên sự “hơn” ở đây chỉ mang tính tương đối.

Nhìn từ bên ngoài, chuyên gia kinh tế thuộc IMF và phần lớn ngân hàng lớn trên thế giới ước tính kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn tăng trưởng hơn 9% trong năm 2011. Thặng dư thương mại của Trung Quốc ở mức cao. Số lượng nhà xây mới tăng vọt cùng với chiến dịch cung cấp nhà ở vừa túi tiền cho người dân.

Tuy nhiên, đà tăng trưởng của trung tâm sản xuất Trung Quốc đang chững lại, số lượng đơn đặt hàng yếu đi, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu. Bong bóng bất động sản dường như đã bắt đầu vỡ, ngay cả khi lạm phát vẫn ở mức cao đối với người tiêu dùng dù Ngân hàng Trung ương đã liên tiếp nâng lãi suất và hạn chế tín dụng.

Bởi sự tăng trưởng ấn tượng của kinh tế Trung Quốc đã từng là một trong số động lực quan trọng của kinh tế toàn cầu từ khủng hoảng tài chính năm 2008, dấu hiệu kinh tế Trung Quốc đi xuống có thể khiến người ta thêm lo lắng về triển vọng kinh tế toàn cầu.

Hơn thế nữa, tâm lý “thù địch” với Trung Quốc trong thương mại từ phía Mỹ đang tăng lên, người Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc vì thất nghiệp tại Mỹ vẫn ở mức cao trên 9%.

Ngày thứ Năm tuần vừa rồi, nhóm thượng nghị sỹ của 2 đảng đã thông báo họ sẽ theo đuổi dự luật buộc chính quyền Tổng thống Obama đối đầu với Trung Quốc trực diện hơn về chính sách tiền tệ. Họ muốn Nhà Trắng gây sức ép lớn buộc Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ.

Nếu Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ nhanh hơn, thặng dư thương mại đi xuống, nền kinh tế của một vài nước khác có thể có lợi.Tuy nhiên nếu kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chững lại quá nhiều, kinh tế toàn cầu sẽ chỉ khó khăn hơn.
Đình Hảo
Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc có liên quan đến vụ tấn công mạng vào Nhật Bản?

Thứ hai 26/09/2011 09:57
(GDVN) - Một công ty bảo mật mạng của Nhật cho biết, có dấu hiệu cho thấy TQ liên quan đến vụ tấn công này. Tuy nhiên, TQ đã kịch liệt phản đối mọi liên can.

Đầu tuần trước, Mỹ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với những cuộc tấn công mạng gần đây vào các công ty công nghiệp quốc phòng lớn nhất Nhật Bản, đồng thời gọi đây là những lỗ hổng nghiêm trọng mà Nhật Bản phải nghiêm túc xử lý nhằm tránh rò rỉ các thông tin nhạy cảm.

misubishi.jpg


Tập đoàn công nghiệp nặng Misubishi là nơi sản xuất các tiêm kích F-15 và các hạng mục vũ khí mà Mỹ thiết kế riêng cho Nhật Bản, đã trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công mạng chưa rõ nguồn gốc gần đây. Vụ tấn công trực tiếp gần đây nhất là nhằm Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi, nơi sản xuất động cơ cho dòng tiêm kích F-15, tên lửa Patriot và các hạng mục vũ khí mà Mỹ thiết kế cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.

Các cuộc tấn công này bắt đầu từ hồi tháng 8/2011 nhưng chỉ mới được tiết lộ cuối tuần trước khiến các quan chức Quốc phòng Nhật Bản lên tiếng khiển trách nhà sản xuất vũ khí này đã không kịp thời thông tin cho các cơ quan trọng yếu biết. Tờ thương báo Nikkei cho biết, tập đoàn IHI, nơi sản xuất động cơ cho các chiến đấu cơ cũng có thể đã bị tấn công.

Những vụ tấn công này đã làm xói mòn nghiêm trọng các nỗ lực thắt chặt an ninh mạng của Bộ Quốc phòng Nhật Bản trong những năm gần đây. Tập đoàn Mitsubishi (MHI) cho biết một số máy tính của họ đã bị tấn công và mạng thông tin ở đây có thể đã bị xâm nhập, tại 83 máy tính và máy chủ, bao gồm cả ở Tổng hành dinh đặt tại Tokyo.

Các nhà máy, các trung tâm nghiên cứu phát triển cũng là nạn nhân của vụ tấn công này. Tuy nhiên, theo người phát ngôn của MHI, hiện vẫn chưa có thông tin chi tiết về các cuộc tấn công này.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho biết, ông chưa nhận được báo cáo nào cho thấy các thông tin quốc phòng nhạy cảm đã bị đánh cắp. Đồng thời, thông tin về địa điểm cụ thể của cuộc tấn công hiện vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, theo Yomiuri Shimbun, một công ty bảo mật mạng, những kết nối đã được thực hiện tại 14 trang web ở nước ngoài, bao gồm ít nhất từ 20 máy chủ tại Trung Quốc, Hồng Kông, Mỹ và Ấn Độ.

Cũng theo công ty này, “loại chữ giản thể mà Trung Quốc đang dùng hiện nay có xuất hiện trong các cuộc tấn công”. Điều này khiến Sở cảnh sát thành đô Tokyo (MPD) đặt ra nghi vấn rằng các vụ tấn công này có liên quan đến một cá nhân nào đó thông thạo tiếng Trung Quốc. MPD đang xem xét khả năng đây là một vụ tấn công có liên quan đến một gián điệp quốc tế.

Tuy nhiên, một chuyên gia bảo mật cảnh báo không nên vội kết luận vụ tấn công này có liên quan đến Trung Quốc. “Thủ phạm có thể đã cố ý sử dụng chữ Trung Quốc để đánh lạc hướng rằng đây là một vụ do Trung Quốc tiến hành”.

Về vấn đề này, giáo sư Motohiro Tshichiya, một chuyên gia về thông tin chính trị, nhận xét: “Các cuộc tấn công mạng gần đây từ Trung Quốc nhằm vào các thông tin mật đang ngày càng ra tăng và Mỹ cũng đã cảnh báo về vấn đề này. Điều quan trọng là phải tạo điều kiện để các công ty bị tấn công được nói ra sự thật về các cuộc tấn công và chia sẻ kinh nghiệm sao cho việc bảo mật thông tin được tốt nhất”.

honglei.jpg


Người phát ngôn Hồng Lỗi cho biết, nghi vấn này của Nhật Bản khiến việc hợp tác quốc tế về an ninh mạng sẽ trở nên khó khăn hơn Trung Quốc đã giận giữ phủ nhận mọi liên quan của mình đối với nghi vấn này. “Chính phủ Trung Quốc kịch liệt phản đối các hành động tấn công mạng. Luật pháp nghiêm cấm điều này”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi khẳng định:

“Trung Quốc cũng là một trong những nạn nhân của nạn tấn công này… Trung Quốc bị chỉ trích là nguồn gốc của những cuộc tấn công như vậy là vô căn cứ, điều này cũng không có lợi cho việc thúc đẩy hợp tác quốc tế về an ninh mạng”.

Hãng tin Kyodo cho biết một số website của chính phủ Nhật Bản cũng bị tấn công hồi cuối tuần trước, và cơ quan cảnh sát Nhật Bản cho biết thêm gần đây xuất hiện một thông điệp kêu gọi tin tặc tấn công website kỷ niệm lần thứ 80 sự cố Mukden, nhắc nhở đến vụ nổ tạo cớ để Nhật Bản xâm lược Trung Quốc hồi Thế chiến thứ 2.


Chấn Hưng (theo SIIA)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tỉ phú Trung Quốc “có thể vào trung ương Đảng”

Người giàu nhất Trung Quốc năm 2011 Lương Ổn Căn (ảnh), 55 tuổi, có thể sẽ trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tiên được vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản nước này.


Website Doanh nghiệp Trung Quốc và nhiều tờ báo khác ngày 26.9 đưa tin Ban Tổ chức Trung ương Đảng đã kết thúc quá trình kiểm tra về ông Lương.

Giới quan sát đánh giá nếu mọi chuyện thuận lợi, tỉ phú này sẽ được bầu làm ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng trong kỳ đại hội toàn quốc vào tháng 10.2012.

Theo tạp chí Forbes, ông Lương là người sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn xây dựng và cơ khí Sany với tổng giá trị tài sản 70 tỉ nhân dân tệ (10,8 tỉ USD). Ông này cũng đã có 18 năm tuổi Đảng và từng nhận nhiều danh hiệu, phần thưởng của nhà nước.

Theo Ngọc Bi
Thanh niên
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc: Hai tàu điện ngầm đâm nhau, hàng trăm người bị thương

Thứ ba, 27/09/2011 21:20

Chiều nay 27/7, một tàu điện ngầm đã đâm vào đuôi một tàu điện ngầm khác ở Thượng Hải (Trung Quốc), khiến hơn 260 hành khách bị thương.

e4f04_tai-nan.jpg


Cứu hộ nạn nhân sau tai nạn tàu điện ngầm ở Thượng Hải ngày 27/9.

Tân Hoa Xã đưa tin, tai nạn xảy ra khoảng 2h51’ chiều nay theo giờ địa phương do hệ thống đèn báo ở ga tàu điện ngầm bị hỏng. Hiện các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn.

Khoảng 500 hành khách đã nhanh chóng được sơ tán khỏi hiện trường vụ tai nạn. Theo thông tin ban đầu, hơn 260 hành khách bị thường, trong đó 20 người bị thương nặng tuy không đe dọa đến tính mạng.

Trong số các nạn nhân, có 4 hành khách nước ngoài, gồm 2 người Nhật Bản, 1 người Canada, và 1 người Philippines.

Sự việc xảy ra giữa lúc giới chức Trung Quốc đang tìm cách khôi phục niềm tin của người dân sau vụ tai nạn tàu cao tốc hồi tháng 7 ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, khiến ít nhất 40 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương.
Nguồn Tân Hoa Xã/DVT.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Giận Mỹ, Pakistan quay sang với Trung Quốc

Cập nhật lúc 20h39" , ngày 27/09/2011 -

http://images.vnmedia.vn/images_upload/2011/vnm_2011_384430.jpg

Thủ tướng Pakistan (bên phải) tiếp Bộ trưởng An ninh Công cộng Trung Quốc.

(VnMedia) - Pakistan dường như đang tìm cách lôi kéo sự ủng hộ thêm nữa từ người bạn Trung Quốc khi nước này đang rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng trong quan hệ với đồng minh thân thiết Mỹ.

Các quan chức ở Islamabad đã không ngớt lời khen ngợi Bắc Kinh khi Bộ trưởng An ninh Công cộng Trung Quốc đến thăm Pakistan từ ngày hôm qua (26/9).

"Chúng ta là những người bạn thực sự. Chúng ta dựa vào nhau. Cảm ơn một lần nữa về những phát biểu ủng hộ của Trung Quốc đối với chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Pakistan”, Thủ tướng Yusuf Raza Gilani đã nói như vậy trên truyền hình quốc gia sau khi có cuộc gặp với Bộ trưởng An ninh Công cộng Trung Quốc Meng Jianzhu ngày hôm nay (27/9).

Những lời có cánh mà các quan chức Pakistan dành cho Trung Quốc được tung ra vào thời điểm Washington cáo buộc Cơ quan Tình báo ISI quyền lực của Pakistan trực tiếp hậu thuẫn cho mạng lưới khủng bố Haqqani thân với Taliban.

Pakistan đã tức giận phủ nhận cáo buộc trên và cảnh báo Mỹ sẽ mất một đồng minh quan trọng nếu tiếp tục công khai chỉ trích Pakistan về các nhóm chiến binh.

Để nhấn mạnh thực tế là Pakistan có những người bạn khác, Tổng thống Asif Ali Zardari đã phát biểu trong một tuyên bố rằng: "Trong những trường hợp đặc biệt khi mà chúng tôi đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức cùng lúc, Trung Quốc luôn được đón chào nồng nhiệt nhất để giúp chúng tôi ổn định tình hình".

Quân đội Pakistan thì khẳng định họ đánh giá cao sự ủng hộ của nước láng giềng Châu Á. Tư lệnh quân đội – Tướng Ashfaq Kayani đã cảm ơn Bộ trưởng Meng vì “sự ủng hộ kiên định” của Trung Quốc dành cho Pakistan.
Nhận định về những diễn biến trên, nhà phân tích an ninh Hasan Askari Rizvi cho biết: "Pakistan đang cố gắng sử dụng những lựa chọn ngoại giao càng nhiều càng tốt để giảm bớt áp lực lên họ. Họ hy vọng Trung Quốc sẽ giúp họ trong cuộc khủng hoảng hiện nay với Mỹ”.

Trung Quốc và Pakistan gọi nhau là “những người bạn chung thủy, không bao giờ thay đổi”. Mối quan hệ thân thiết giữa Trung Quốc và Pakistan được củng bố bởi họ có chung một nỗi lo ngại đối với nước láng giềng Ấn Độ và đều có mong muốn giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.


Kiệt Linh - (theo Reuters)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc tăng tỷ giá nhân dân tệ lên cao nhất 6 năm

Thứ tư, 28/09/2011 09:46

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tăng tỷ giá đồng nhân dân tệ thêm 0,21% lên 6,3623 nhân dân tệ/USD, tăng mạnh nhất kể từ ngày 11/8.

67043_chinesemoneyYuan.jpg


Trung Quốc đã đặt tỷ giá tham chiếu hàng ngày cho đồng nhân dân tệ cao nhất kể từ tháng 7/2005 sau khi đồng USD giảm giá trong ngày hôm qua trước lạc quan rằng châu Âu đang tiến hành các bước để giải quyết khủng hoảng nợ.

Đồng nhân dân tệ được phép tăng giảm trong biên độ 0,5% so với tỷ giá tham chiếu chính thức hàng ngày.
Nguồn Bloomberg/DVT.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Người Trung Quốc "cay đắng" với giấc mơ Mỹ



Không chỉ những người bình thường mà ngay cả nhiều doanh nhân Trung Quốc cũng muốn được hưởng quy chế thường trú ở Mỹ, hay còn gọi là thẻ xanh.

Việc có được một tấm thẻ xanh đã trở thành một giấc mơ của một bộ phận người dân ở Trung Quốc. Nhiều doanh nhân nước này đang nắm bắt cơ hội đầu tư vào Mỹ để hiện thực hóa giấc mơ đó.

Theo VOA, các khu vực ở nước Mỹ chịu tác động mạnh bởi suy thoái kinh tế đang tích cực tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài giúp tạo thêm công ăn việc làm cho vùng của họ. Để đổi lại, Chính phủ "xứ cờ hoa" sẽ cho các nhà đầu tư và gia đình họ được hưởng quy chế thường trú. Và nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này.

Chẳng hạn như tại thành phố Lancaster, tiểu bang California, người dân nơi đây đang rất cần công ăn việc làm. Phó thị trưởng Kit Yee Szeto của Lancaster cho biết, tỷ lệ thất nghiệp tại thành phố này lên tới 17%, gần gấp đôi tỷ lệ trung bình trên toàn quốc.

Ông Szeto hy vọng các nhà đầu tư như ông Hứa Hưng Bình sẽ là đáp án cho vấn đề thất nghiệp của Lancaster. Ông Hứa từ Trung Quốc tới, và coi Lancaster một nơi có thể đầu tư 100 triệu USD. Ông muốn xây dựng một trung tâm lưu trữ sản phẩm của các công ty Trung Quốc rồi phân phối khắp thị trường Bắc Mỹ.

James Li, lãnh đạo một trung tâm trực thuộc cơ quan di trú Mỹ, phụ trách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách thu hút các nhà đầu tư qua một chương trình di dân có tên EB-5, cho hay: “Lancaster rất hấp dẫn bởi vì có sẵn đất đai rộng lớn, có một thành phố và các giới chức chính quyền địa phương thân thiện nên các nhà đầu tư Trung Quốc cảm thấy thoải mái”.

Mặc dầu chương trình EB-5 được tạo ra từ năm 1990, ông Li nói rằng từ năm 2008 ông mới thấy có thêm các nhà đầu tư Trung Quốc chú ý. Kể từ ngày khởi đầu áp dụng chương trình này, 34.000 công ăn việc làm đã được tạo ra qua chương trình EB-5, VOA cho biết. Và các quan chức lãnh đạo ở Lancaster hy vọng rằng, thành phố của họ đủ hấp dẫn để tạo thêm công ăn việc làm và kéo theo những món tiền đầu tư.

Ông Hứa đủ điều kiện tham gia chương trình EB-5. Chương trình này cho các nhà đầu tư nước ngoài và gia đình họ được hưởng quy chế thường trú nếu họ đầu tư tại Mỹ tối thiểu nửa triệu đô la trong khu vực nông thôn hay một thành phố có tỷ lệ thất nghiệp cao. Cuộc đầu tư này cũng phải tạo ít nhất 10 công ăn việc làm trong vòng hai năm. Đa số các nhà đầu tư trong chương trình EB-5 là người Trung Quốc.

Nhà đầu tư họ Hứa đồng ý rằng thẻ xanh hấp dẫn đối với một số người Trung Quốc: “Nhiều người Trung Quốc tin rằng nếu có thẻ xanh của Mỹ, họ sẽ được thêm nhiều người bên nhà biết đến. Họ xem đó là một vinh dự”. Riêng với ông, quy chế này mang lại nhiều điểm lợi, nó sẽ cho phép ông nhập cảnh vào nhiều quốc gia mà không cần xin thị thực.

Năm ngoái, tờ China Daily từng tiết lộ, đối với rất nhiều người giàu Trung Quốc, đầu tư 500.000 USD vào một chương trình Mỹ là cách tốt nhất để có được tấm thẻ xanh cho bản thân hoặc cho con cái. Giá bất động sản tăng vọt và thị trường chứng khoán bùng nổ ở Trung Quốc đã cho phép nhiều người giàu có đủ tiền thực hiện giấc mơ Mỹ của họ.

China Daily dẫn một câu chuyện về bà Lily Zhang, một nữ thương nhân Trung Quốc. Bà Zhang tính chuyển một phần việc làm ăn buôn bán của mình ở thành phố Hạ Môn sang nam California, để giúp cho cô con gái Yvonne Liu, 22 tuổi, có thể ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp đại học. Bà đã đăng ký thành lập chi nhánh ở Mỹ, và đó là cách tốt nhất để Yvonne có thể ở lại đất nước của sự tự do.

Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Mỹ, số "thẻ xanh nhà đầu tư" được cấp cho những người không phải công dân Mỹ đã tăng gấp 3 lần, lên 4.218 thẻ trong năm tài khóa 2009. Khoảng 1.800 trong số thẻ này đã được dùng để cấp cho những công dân đến từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc.

Luật sư chuyên về nhập cư David Fang ở California cho biết, 10 năm trước, 70% khách hàng của ông đến từ Đài Loan, số còn lại từ Hồng Kông, nhưng "giờ đây, 70% khách hàng của tôi là từ Trung Quốc đại lục", ông nói. Theo khảo sát năm 2008 của Cơ quan Điều tra dân số Mỹ, có hơn 1,1 triệu người Mỹ gốc Hoa sống ở California.

Còn tại Bắc Kinh, theo tiết lộ của tờ China Daily, những gia đình giàu có thường tới những buổi hội thảo cung cấp thông tin và khuyến khích nhập cư đầu tư vào Mỹ. Các bậc phụ huynh tới đây để tìm kiếm cơ hội có thể giúp cho con mình có một tương lai tốt đẹp hơn ở Mỹ. Tại đó, các nhà tư vấn, luật sư và đại diện của các trung tâm đều vẽ lên một bức tranh màu hồng cho khách hàng.

Tuy nhiên, tờ báo trên cho biết, thực tế là khoản đầu tư 500.000 USD chỉ đủ để trả lương cho 10 lao động trong một năm, trong khi giá một "lá bùa hộ mạng" không chỉ có vậy. "Tôi phải duy trì việc làm cho họ trong ít nhất 2 năm nữa trước khi gia đình tôi có thể nhận được thẻ xanh", nữ thương nhân Liu Jie ở Bắc Kinh cho biết.

Để thành công, khoản đầu tư của Liu Jie phải đảm bảo tạo 10 việc làm cho người địa phương ở một khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao trong ít nhất 2 năm, trước khi tấm thẻ xanh tạm được đổi thành dài hạn. Và một doanh nghiệp phải làm ăn có lãi thì mới có thể thu hồi vốn sau 5 năm.

Song cũng có một cách khác dễ hơn và ít rủi ro hơn là sinh con ở Mỹ. Tờ Economic Obsever mới đây cho biết, khi được đẻ ở Mỹ, các em bé nghiễm nhiên trở thành công dân Mỹ. Đến năm 21 tuổi, bố mẹ của các em cũng có thể nộp đơn xin thẻ xanh hoặc nhập quốc tịch. Do vậy, nhiều gia đình trung lưu đã tìm cách cho con mình một cuốn hộ chiếu Mỹ.

Nhân vật chính trong bài viết này, cô Liu Li đã phải tập tành và tìm hiểu rất nhiều thông tin trước khi sang Mỹ sinh con. Khi tới Mỹ, cô cầm chiếc túi xách tay trước bụng, theo cách mà nhân viên trung gian đã hướng dẫn cô. Liu trang điểm nhẹ, mặc một chiếc váy rộng và buộc tóc cao. Cô cố gắng tỏ ra thật tự nhiên để không bị phát hiện là đã có mang 6 tháng.

Liu Li cho biết, vé máy bay, phí đỡ đẻ, phí chăm sóc trước và sau khi sinh lên tới 20.000 USD. Thêm vào đó, do đa số các hãng hàng không từ chối phục vụ khách có mang trên 32 tuần, nên Liu Li đã phải bắt đầu hành trình của mình khi chỉ có mang được 6 tháng, và sau đó ở lại một trung tâm đỡ đẻ cho phụ nữ Trung Quốc tại California.

Việc sinh con tại Mỹ để nhận quốc tịch cũng gây ra không ít phiền toái, nếu người mẹ đưa đứa con về Trung Quốc, chẳng hạn như đăng ký hộ khẩu, đóng học phí ở trường Trung Quốc, đóng bảo hiểm y tế... Từ đó lại sinh ra thêm một vấn nạn khác, là nhiều gia đình vì muốn giữ quốc tịch Mỹ cho con, đã làm giấy tờ giả quốc tịch Trung Quốc cho đứa trẻ.

"Sang Mỹ sinh con là một giấc mơ tuyệt vời nhưng cũng rất tốn kém", cô Song Jingwen, một phụ nữ Trung Quốc có con trai mang quốc tịch Mỹ, nhận xét.

Cho dù là như vậy, thì vẫn có nhiều người tiếp tục tìm cách tới Mỹ để sinh con. Theo Hiến pháp Mỹ, bất kể ai được sinh ra trên đất Mỹ sẽ trở thành công dân nước này, được hỗ trợ học ở các trường công lập, được nhận hỗ trợ học phí đại học, được bầu cử. Cho dù công dân không nộp thuế hay làm việc tại Mỹ từ sau năm 15 tuổi thì vẫn nhận được một số ưu đãi, dù hạn chế.

Theo Hồng Ngọc
VnEconomy
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc: Chồng lên cơn ghen sát hại 9 người

(Dân trí) - Một người đàn ông bán hoa quả rong ở tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc đã sát hại vợ và 8 người khác trong một cơn thịnh nộ vì nghi ngờ vợ ngoại tình, báo chí Trung Quốc đưa tin.

1_16b74.jpg

Một người bán hoa quả rong. (Ảnh minh hoạ)

Qin Changcheng, 32 tuổi, đã bị bắt và thú nhận sát hại vợ, ông chủ của vợ, 2 người họ hàng của anh này và 6 người hàng xóm, hãng tin Xinhua cho biết, trích dẫn một tuyên bố từ cảnh sát tỉnh Hà Bắc.

Tờ Oriental Morning Post, một nhật báo tại Thượng Hải, đưa tin rằng Qin đã thực hiện các vụ giết người hôm thứ 2, bắt đầu tại một bãi rửa xe ở thành phố Bạc Đầu, nơi vợ anh ta từng làm việc.

Sau đó, Qin tới một khu nhà tập thể tại thành phố Bạc Đầu, cách Bắc Kinh khoảng 200km về phía bắc, nơi anh anh ta sát hại những người khác. Không rõ là các vụ án mạng diễn ra như thế nào.
Theo tuyên bố của cảnh sát, Qin khai rằng anh ta muốn trả thù vì nghi ngờ sự chung thuỷ của vợ.

Qin cũng nói anh ta đã có các cuộc cãi vã với những người thân mà anh ta sát hại. Một cuộc điều tra về vụ việc đang được tiến hành, tuyên bố cho biết thêm.

Đât là vụ án mạng đơn lẻ khiến nhiều người thiệt mạng nhất tại Trung Quốc kể từ tháng 4, khi một người đàn ông 33 tuổi ở tỉnh Liêu Ninh sát hại 10 người, trong đó có cha đẻ, vợ và con trai vì bị từ chối cho vay tiền.

Ninh Nhi
Theo Chinadaily
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Bão Nesat tấn công miền nam Trung Quốc

Đảo Hải Nam, Macau và Hong Kong là những địa phương thuộc miền nam của Trung Quốc đang phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Nesat.

> Đêm nay bão Nesat ảnh hưởng đến miền Bắc


nesat1.jpg


Bão Nesat đổ bộ vào thủ phủ Hải Khẩu của tỉnh Hải Nam từ trưa 29/9. Đây là cơn bão nhiệt đới thứ 17 đi vào Trung Quốc trong năm nay. Trong ảnh là một cây lớn ở Hải Khẩu bị bật gốc trong gió lớn và đổ vào một chiếc xe trên đường. Ảnh: Xinhua

nesat2.jpg


Khoảng 58.000 người dân đã được sơ tán khỏi những nơi nguy hiểm trước khi bão Nesat vào tới đảo Hải Nam. Trong hình là một cô gái đang chạy tất tả trong gió lớn. Ảnh: Xinhua
nesat3.jpg


Một cảnh sát đang điều khiển giao thông trong mưa lớn tại Hải Khẩu. Nhiều trường học tại thành phố này đã bị đóng cửa, nhiều chuyến bay cũng phải tạm hoãn. Ảnh: Xinhua
nesat4.jpg



Bão Nesat có sức gió lên tới 150 km/giờ và mưa lớn khiến Hải Khẩu và nhiều nơi khác trên đảo Hải Nam trở nên xơ xác chỉ sau vài giờ bão đổ bộ. Ảnh: Xinhua

nesat5.jpg


Trên đường phố Hải Khẩu, người dân chạy toán loạn tìm nơi trú thân. Giao thông tại đây bị đình trệ trong bão, nhiều chuyến phà vào đất liền bị hủy, trong khi tuyến đường sắt trên đảo Hải Nam cũng không thể hoạt động. Ảnh: Xinhua

nesat6.jpg


Cây cối tại thành phố Văn Xương, phía đông bắc của đảo Hải Nam, ngã rạp trong bão Nesat. Ảnh: Xinhua

nesat7.jpg


Những con sóng lớn tràn vào bờ tại Văn Xương, nơi đầu tiên trên đảo Hải Nam chịu ảnh hưởng của bão Nesat. Ảnh: Xinhua

nesat8.jpg



Xe cộ di chuyển trong nước lụt ở đặc khu hành chính Macau. Các phương tiện di chuyển công cộng khác như xe buýt hay tàu đã bị cấm hoạt động trong bão Nesat. Ảnh: Xinhua

nesat9.jpg



Một chiếc xe chạy qua một cây lớn bị đổ rạp trên đường tại Macau. Ảnh: Xinhua

nesat10.jpg



Bầu trời đầy mây u ám trên vịnh Victoria ở đặc khu hành chính Hong Kong, do ảnh hưởng của bão Nesat. Ảnh: Xinhua

nesat14.jpg



Một góc Hong Kong ảm đạm trong báo động cấp 8 vì bão Nesat. Thị trường chứng khoán, các trường học và nhiều phương tiện giao thông công cộng không thể hoạt động tại Hong Kong trong ngày hôm nay. Ảnh: AFP

nesat15.jpg



Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão Nesat. Đêm nay, bão sẽ ảnh hưởng tới miền Bắc của Việt Nam. Ảnh: NCHMF

http://vnexpress.net/user/interview/
Nhật Nam
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Bong bóng bất động sản Trung Quốc bắt đầu vỡ?



Thị trường trái phiếu và cổ phiếu Trung Quốc đang phát đi tín hiệu cảnh báo rằng bong bóng bất động sản trên thị trường đại lục này chuẩn bị đến giai đoạn vỡ tung.

Theo Financial Times, thị trường trái phiếu và cổ phiếu Trung Quốc đang phát đi tín hiệu cảnh báo rằng bong bóng bất động sản trên thị trường đại lục này chuẩn bị đến giai đoạn vỡ tung – diễn biến xấu có thể khiến các thị trường tài chính toàn cầu chấn động.

Cho đến năm ngoái, lĩnh vực bất động sản Trung Quốc vẫn được nhà đầu tư quốc tế hết sức ưa chuộng. Cái từng được yêu thích nay đang trở thành nỗi sợ, nhà đầu tư phải đối đầu với sự thật rằng giá bất động sản đang rơi và các công ty kinh doanh bất động sản không thể tiếp cận được với nguồn tài chính.

Nỗi sợ rõ nét nhất có thể thấy trên thị trường trái phiếu quốc tế, các công ty bất động sản Trung Quốc đã bán 19 tỷ USD nợ trong những năm gần đây. Giá trái phiếu của các công ty giảm sâu, lợi suất trái phiếu tăng mạnh.

Ông Owen Gallimore, chiến lược gia tại ANZ, phân tích: “Có thể thấy lợi suất trái phiếu đã vượt mức 20%, rủi ro vỡ nợ lên rất cao.” Ông cảnh báo ít nhất một nửa các công ty bất động sản này thuộc diện rủi ro không thể thanh toán được nợ trái phiếu.

Thị trường chứng khoán còn tồi tệ hơn. Tính từ đầu năm 2011 đến nay, cổ phiếu của các công ty bất động sản Trung Quốc niêm yết trên thị trường Hồng Kông đã giảm tới 40% trong khi đó chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông giảm 22%.

Bà Agnes Deng, trưởng bộ phận kinh doanh cổ phiếu Trung Quốc tại Baring Asset Management, chỉ ra: “Người ta đang lo lắng về rủi ro vỡ nợ và tác động đến các công ty bất động sản, hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán nói chung.”

Trong một chuyến đi thực tế đến khu vực đồng bằng châu thổ sông Châu, bà cho biết đã chứng kiến nhiều công ty bất động sản giảm giá bán tới 5% hoặc hơn trong các giao dịch bát động sản, dù trên thực tế tháng 9 và tháng 10 hàng năm thường là tháng “thịnh” của thị trường bất động sản.

Số liệu từ chính phủ Trung Quốc cho thấy giá bất động sản Trung Quốc đã tăng 60% tính từ cuối năm 2006. Trong khi đó, tính toán của công ty trong lĩnh vực tư nhân lại cho thấy giá bất động sản tại một số phân khúc tăng.

Bởi thông tin từ các nguồn khác nhau đưa ra thông điệp khác nhau, thị trường Trung Quốc quá thiếu số liệu thống kê chuẩn xác, tổng thể về nguồn cung và nhu cầu, ý kiến về khả năng liệu bong bóng có tồn tại trên thị trường hay không và liệu nó đã vỡ hay chưa vẫn còn rất trái phiếu.

Tuy nhiên, có một sự thật không thể phủ nhận: các công ty bất động sản Trung Quốc vay nợ rất nhiều trong những năm gần đây khi họ theo đuổi các kế hoạch mở rộng hoạt động, vì vậy họ không còn nhiều khả năng ứng phó nếu doanh số bất động sản sụt sâu.

Tồi tệ hơn, các công ty bất động sản hiện không thể tiếp cận được với nguồn tài chính. Các ngân hàng nhà nước Trung Quốc, theo chỉ đạo của chính phủ, hạn chế cho vay với phần lớn các công ty bất động sản, ngoại trừ nhóm công ty mạnh nhất.

Gần đây, tổ chức xếp hạng tín dụng S&P đã tiến hành cuộc điều tra và đánh giá xem 30 công ty bát động sản lớn nhất Trung Quốc sẽ ra sao nếu thị trường đi xuống. Đối với các trái chủ, kết quả không quá tệ.

S&P chỉ ra phần lớn các công ty bất động sản sẽ vẫn chống chọi được nếu doanh số bán bất động sản giảm 10% trong năm 2012. Tuy nhiên, hơn một nửa các công ty, trong đó bao gồm cả vài công ty lớn nhất, sẽ khó có thể trả nợ nếu doanh số bán giảm 30%.

Năm 2008, giá trái phiếu của các công ty bất động sản Trung Quốc giảm sâu, thị trường bất động sản nội địa bắt đầu chịu chấn động.

Nhà đầu tư khi đó đã tính đến khả năng làn sóng vỡ nợ tăng cao, tuy nhiên điều này chưa bao giờ thành hiện thực bởi chính phủ Trung Quốc cho phép hệ thống ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước tiêu tiền mạnh để cứu thị trường bất động sản, tăng trưởng cung tiền M2 của Trung Quốc tăng trưởng gần gấp đôi từ đầu năm 2008.

Nay khi lạm phát ở mức cao và kỳ vọng nợ xấu tăng mạnh trong hệ thống ngân hàng, rất ít người cho rằng chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra gói hỗ trợ với quy mô giống như lần trước, ngày cả nếu kinh tế toàn cầu có khủng hoảng lần 2.
Ngọc Diệp
Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Chỉ số PMI Trung Quốc tăng lên 51,2 trong tháng 9

Thứ bảy, 01/10/2011 14:09
806tai-xuong-3.jpg

(DVT.vn) - Trước đó, HSBC dự báo triển vọng trong hoạt động sản xuất của các nhà máy Trung Quốc khá ảm đảm và PMI sẽ giảm xuống 49,4 trong tháng 9.

Hoạt động sản xuất của các nhà máy Trung Quốc vào tháng 9 tăng tháng thứ 2 liên tiếp, các đơn hàng xuất khẩu tăng cường cho thấy tín hiệu đảm bảo rằng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.


Chỉ số quản lý thu mua chính thức (PMI) cho thấy áp lực lạm phát đã giảm bớt một chút tuy nhiên vẫn chưa đủ để Bắc Kinh lơi lỏng trong cuộc chiến với tình trạng giá cả tăng vọt.


Theo số liệu của Liên đoàn logistics và mua bán Trung Quốc thuộc Cục thống kê quốc gia, chỉ số PMI của Trung Quốc trong tháng 9 nhích lên 51,2 từ 50,9 hồi tháng trước.


Chỉ số đơn đặt hàng xuất khẩu hồi phục từ mức 48,3 vào tháng 8, mức thấp nhất 28 tháng lên 50,9 trong tháng 9. Mức 50 là ngưỡng phân biệt giữa mở rộng và thu hẹp.


Trung Quốc không hoàn toàn miễn dịch với tăng trưởng chậm tại Mỹ và châu Âu, 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước mạnh và tăng trưởng xuất khẩu sang châu Á phần nào đã giúp sản xuất Trung Quốc bớt tổn hại hơn.


Như vậy, dự báo trước đó của HSBC có vẻ hơi bị thổi phồng khi cho rằng hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 9 có thể bị thu hẹp tháng thứ 3 liên tiếp.


HSBC dự báo triển vọng trong hoạt động sản xuất của các nhà máy Trung Quốc khá ảm đảm và PMI sẽ giảm xuống 49,4 trong tháng 9, thấp hơn so với 49,9 trong tháng trước đó.


HSBC cho rằng chính sách kiềm chế tín dụng của chính phủ Trung Quốc trong nỗ lực giảm tỷ lệ lạm phát cũng là một trong những nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bị tác động lớn.


Phương Dung
Theo Reuters
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Lãnh thổ Trung Quốc mở rộng thêm hơn 1.100 km2

Thứ ba, 04/10/2011 06:40

Truyền thông Trung Quốc ngày 1/10 cho biết, tổng diện tích của nước này mở rộng thêm 1.158 km2 do Tajikistan chính thức nhượng lại phần đất này.

c3316_dat.jpg


Đại diện quân đội Trung Quốc và Tajikistan tại lễ phân định biên giới.

Theo một tờ báo quân sự của Trung Quốc, lễ phân định lại biên giới giữa hai nước đã hoàn tất hôm 20/9 vừa qua giữa đại diện quân đội các bên. Thông tin này chỉ được công bố rộng rãi vào ngày 1/10.

Theo đó, Tajikistan quyết định nhượng lại một phần đất ở dãy núi Pamir chạy qua một số nước Trung Á. Vùng núi này được coi là một phần quan trọng trong con đường tơ lụa dẫn tới Afghanistan và Pakistan.

Vùng đất này ban đầu là khu vực tranh chấp giữa nước Nga dưới thời Sa Hoàng với Trung Quốc, sau tiếp đến là giữa Liên bang Xô Viết và Trung Quốc, và sau là Tajikistan và Trung Quốc.

Hồi tháng 1/2011, Trung Quốc và Tajikistan đã nhất trí về sự chuyển nhượng này, theo đó, diện tích lãnh thổ của Tajikistan sẽ giảm 1%.

Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất của Tajikistan, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng.
Nguồn AsianCorrespondent/DVT.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc cảnh báo Mỹ đang khơi dậy cuộc chiến thương mại

Thứ ba, 04/10/2011 14:55
yuandollar342.jpg

(DVT.vn) - Bắc Kinh “cực lực phản đối” và cảnh báo nguy cơ một cuộc chiến tiền tệ mới nếu Mỹ thông qua dự thảo buộc nước này tăng giá đồng Nhân dân tệ.

Hiện tại, Thượng viện Mỹ đang xem xét vấn đề tỷ giá đối với đồng tiền Trung Quốc vì cho rằng đồng tiền châu Á đang bị định giá quá thấp so với giá trị thực.

Theo nhiều báo cáo chính thức từ các tổ chức tiền tệ lớn được công bố trước đấy, Nhân dân tệ đang bị định giá thấp hơn từ 3 - 20% so với USD, tùy theo từng phương pháp tính.

Thượng viện Mỹ đã chính thức phiên họp kéo dài 1 tuần để xem xét Dự thảo Đạo luật cải cách tỷ giá hối đoái 2011 sau khi nhận được sự đồng thuận của đa số hôm thứ 2 vừa qua.

Nếu được thông qua, Đạo luật này sẽ cho phép chính phủ Mỹ áp thuế đối kháng lên những mặt hàng nhập khẩu nếu phát hiện có sự trợ cấp của chính phủ Trung Quốc thông qua việc hạ giá đồng nội tệ của mình.

Các nhà lập pháp Mỹ đưa ra lập luận rằng, đồng Nhân dân tệ bị định giá dưới giá trị thực cũng là một nguyên nhân khiến tỷ lệ thất nghiệp Mỹ gia tăng khi nhiều nhà máy lựa chọn Trung Quốc là nơi sản xuất nhờ chi phí nhân công rẻ hơn. Nếu đồng tiền này được đưa trở về đúng giá trị thức có thể giúp Mỹ giảm thâm hụt thương mại khoảng 250 tỷ USD/năm.

Đáp lại động thái của Mỹ, Ngân hàng Trung ương, Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đồng loạt lên tiếng cáo buộc nước Mỹ đã “chính trị hóa” vấn đề tiền tệ toàn cầu.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, dự thảo đang được thảo luận tại Thượng viện Mỹ là vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới WTO đồng thời làm tổn hại những nỗ lực chung nhằm cứu vãn nền kinh tế toàn cầu đang ảm đạm.

Phát ngôn viên Ma Zhaoxu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, việc viện dẫn lý do về “sự mất cân bằng tiền tệ” mà Mỹ đang sử dụng nhằm xem xét và có thể thông qua dự thảo buộc Trung Quốc tăng tỷ giá đồng nội tệ sẽ làm leo thang những bất đồng về vấn đề tỷ giá. “Việc áp đặt những biện pháp bảo hộ sẽ vi phạm quy định của WTO và khiến quan hệ thương mại Trung Quốc - Mỹ bị tác động nghiêm trọng”, Ma Zhaoxu cho biết.

Người phát ngôn bộ Thương mại Trung Quốc, Shen Danyang thì cho rằng, Mỹ đang tìm cách đổ lỗi cho những thất bại của mình trong việc điều hành chính sách vĩ mô khi tỷ lệ thất nghiệp cao và thâm hụt ngân sách nghiêm trọng.

Ông Ma Zhaox khẳng định “Trung Quốc kiên quyết phản đối hành động này” vì “Tỷ giá hối đoái rõ ràng không phải là nguyên nhân dẫn đến sụ mất cân bằng thương mại Trung Quốc - Mỹ”.

Những thông tin đăng tải trên trang web chính thức của Chính phủ Trung Quốc chỉ ra rằng Nhân dân tệ đã tăng giá 7% kể từ tháng 6/2010, khi Ngân hàng trung ương quyết định áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Bắc Kinh cũng sẽ tiếp tục “chủ động” và “từng bước” cải cách các chính sách cần thiết.

Ông Ma cũng lên tiếng kêu gọi Mỹ “từ bỏ chủ nghĩa bảo hộ” đồng thời khẳng định Bắc Kinh sẽ dần dần cải cách chính sách tiền tệ và tăng cường tính linh hoạt của đồng Nhân dân tệ.

Đỗ Hà
Theo Reuters
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
16 người chết do tai nạn hầm mỏ ở Trung Quốc

(Dân trí) - Một vụ nổ khí đã xảy ra tại mỏ than ở tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc hôm qua, làm 16 người thiệt mạng và 2 người khác mất tích.

Vụ nổ xảy ra tại mỏ than Anping ở huyện Libo của tỉnh Quý Châu vào lúc 7h53 sáng ngày 4/10.
Vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn, 28 công nhân đang làm việc dưới mỏ. 13 người đã cố gắng thoát được ra ngoài nhưng 3 người chết tại bệnh viện sau đó.
Đến 7 giờ tối qua, thi thể của tổng cộng 16 người đã được tìm thấy. Hiện 2 người vẫn đang mất tích.
Nguyên nhân của vụ tai nạn đang được điều tra.

tn1_863fe.jpg
Lối vào mỏ than Anping.
tn3_e894c.jpg
Các nhân viên cứu hộ tại hiện trường vụ tai nạn.

tn2_6266a.jpg


tn4_b753f.jpg


tn5_d72df.jpg
Một công nhân thiệt mạng được đưa ra khỏi hiện trường.
An Bình
Theo Xinhua
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Bão Nalgae hoành hành ở Trung Quốc

Cơn bão nhiệt đới Nalgae quét qua Trung Quốc hôm qua, gây mưa lớn và làm giao thông bị đình trệ.

131174459_71n.jpg

Bão Nalgae đổ bộ vào đảo Hải Nam đầu giờ chiều qua với sức gió 90 km/h ở tâm bão. Đây là cơn bão thứ ba tấn công đảo Hải Nam và các vùng phía nam Trung Quốc chỉ chưa đầy hai tuần qua, sau bão Nesat và Hitom. Trong hình là những cơn sóng lớn đánh vào bờ biển thành phố Hải Khẩu, thủ phủ tỉnh Hải Nam chiều qua.

131175417_11n.jpg


Bão Nalgae tuy đã giảm sức mạnh nhưng vẫn gây mưa lớn ngập đường ở tỉnh Hải Nam, khiến các phương tiện giao thông đi lại khó khăn.


131174459_51n.jpg


Một bảng quảng cáo lớn bị gió bão đánh tan trên đường phố tỉnh Hải Nam.

131174459_21n.jpg

Trong khi đó, ở một con phố khác, gió bão chẻ đôi một thân cây ven đường.
131174459_31n.jpg


Người dân gặp khó khăn khi di chuyển giữa trời mưa và gió to do bão Nalgae gây ra.

131173473_11n.jpg


Bão Nalgae cũng gây mưa lớn và ngập lụt tại đông bắc đảo Đài Loan. Trong hình là một người dân đang hắt nước mưa tràn vào nhà ở Nghi Lan, Đài Loan.

131174078_451n.jpg


Chiều qua, 137.000 cư dân của đảo Hải Nam đã sơ tán. Hiện chưa có báo cáo nào về thương vong hay thiệt hại tài sản ở trên đảo. Cũng tại đảo này, các nhân viên cứu hộ đang nỗ lực giải cứu 29 khách du lịch bị mắc kẹt trên một ngọn núi, trong khi lũ lụt đang làm tắc nghẽn các con đường. Trước đó, 16 du khách cùng đoàn du lịch này đã được giải cứu bằng thuyền.

131174078_381n.jpg


Bão Nalgae cũng khiến giao thông bị đình trệ. Ga đường sắt phía đông thành phố Hải Khẩu phải tạm dừng hoạt động để đảm bảo an toàn cho hành khách.

131174078_431n.jpg


Các hành khách mắc kẹt tại một nhà ga ở Hải Khẩu vì bão.'

131174078_341n.jpg


Trong khi đó, khoảng 3.700 khách du lịch hàng không cũng bị mắc kẹt tại các sân bay, sau khi 6 chuyến bay bị hủy và 28 chuyến khác phải hoãn thời gian cất cánh vì bão. Trong hình là các hành khách ở sân bay Melian, thành phố Hải Khẩu.
Anh Ngọc (Ảnh: Xinhua)​
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Lập nhóm soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông

(Dân Việt) - Theo TTXVN, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa thống nhất việc thành lập nhóm chuyên viên để soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Bộ trưởng ngoại giao 10 nước thành viên hiệp hội đạt được sự nhất trí trong một cuộc họp không chính thức tại New York.


Đây là một nỗ lực nhằm thúc đẩy giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh hải tại khu vực này. Các bộ trưởng ASEAN đã nhất trí rằng nhóm chuyên viên cần "khởi động soạn thảo các chi tiết chính của bộ quy tắc ứng xử này". Đây sẽ là văn kiện ràng buộc về mặt pháp lý.
T.Đ
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Mỹ tố Trung Quốc, Ấn Độ giấu chương trình trợ giá

07/10/2011 | 07:12:53

Ngày 6/10, Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc không khai báo với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về gần 200 chương trình trợ giá của chính phủ theo yêu cầu trong bộ quy định của tổ chức này, trong khi Ấn Độ cũng không khai báo về 50 chương trình trợ giá như vậy.

Trong một tuyên bố, Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk nói: "Tình trạng này đơn giản là không thể chấp nhận được. Mỗi thành viên trong WTO cần phải minh bạch hóa trên cơ sở thường xuyên. Trung Quốc đã không thông báo các chương trình trợ giá của họ trong hơn 5 năm."

Theo ông, Washington đã quyết định cung cấp thông tin chi tiết cho WTO về những chương trình "phạm luật" nói trên của Trung Quốc và Ấn Độ.

Ông Kirk cho rằng Trung Quốc đã áp dụng nhiều chương trình bảo hộ qui mô lớn, trong đó có việc trợ giá cho lĩnh vực công nghệ xanh và miễn thuế thu nhập các dự án đầu tư vào lĩnh vực "cải tiến công nghệ ở trong nước."

Ông cũng cáo buộc Ấn Độ không thông báo với WTO về các chương trình bảo hộ ngành công nghiệp đóng tàu, sắt và công nghệ phần mềm./.

(Vietnam+)